Cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ có phần tiếp xúc bên ngoài, âm đạo là một cơ vòng hình ống dẹt thông ra ngoài, lỗ âm đạo còn nằm gần lỗ thoát của nước tiểu và hậu môn – hai nơi có rất nhiều vi khuẩn. Vì thế nên vùng kín phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, bệnh phụ khoa tăng từ 15 đến 27%, trong đó, hiện tượng tái đi tái lại sự viêm nhiễm là 11%.
Mắc bệnh phụ khoa gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho chị em. Bệnh không được điều trị tận gốc, tái phát nhiều lần, suốt thời gian dài còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến vô sinh hoặc ung thư sinh dục.
Bệnh phụ khoa khi tái phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (ảnh minh họa)
Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp chị em hạn chế tối đa bệnh phụ khoa tái phát.
Điều trị dứt điểm
Nhiều chị em sau khi thăm khám, đã được bác sỹ chẩn đoán bệnh, cho thuốc điều trị nhưng lại sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn. Thực tế là nhiều bệnh phụ khoa có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa, nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng phát triển sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định. Do vậy, khi đã điều trị bệnh, hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, dùng thuốc đúng liều lượng để điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần.
Thăm khám phụ khoa định kỳ, đúng lịch trình
Trong lần viêm nhiễm sau, nhìn vào một số triệu chứng, nhiều chị em tưởng là mình bị tái phát bệnh nhưng thực tế có thể là chị em đã mắc một bệnh khác. Không phải dấu hiệu giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước. Do vậy, thăm khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp chị em biết được bệnh phụ khoa cũ tái phát hay đang mắc thêm bệnh phụ khoa mới.
Nhiều căn bệnh phụ khoa chị em phải điều trị trong thời gian dài và bác sỹ đưa ra lịch trình tái khám cụ thể. Chị em nên đi khám đúng lịch trình, không nên đổ lỗi do bận rộn, không đi tái khám, làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Vệ sinh đúng cách
Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị chị em xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Bởi nguyên nhân thường gặp nhất của chứng viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém, dẫn đến vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng âm hộ – âm đạo. Do vậy, sau khi được chữa trị bệnh thành công, chị em cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để không tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Nhiều chị em sau khi hết bệnh, do sợ bị viêm nhiễm trở lại nên thường thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn. Thực tế, cách làm này khiến chị em có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao cấp gấp 5 lần người thường. Bởi việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bị thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Do vậy, các chị em nên tránh thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn.
Sử dụng “công cụ bảo vệ” nếu chồng đang nhiễm bệnh
Khi chị em đã được điều trị hết bệnh nhưng quan hệ với chồng vẫn đang mắc bệnh thì việc bệnh tái lại là điều tất yếu. Để tránh tình trạng lây bệnh từ chồng, chị em nên dùng các “công cụ phòng tránh” như bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm thì mới tiếp tục quan hệ.
Phương Linh
(Theo Congluan)
Nguồn: emdep.vn
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…