Categories: Chuyên khoa

Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt

Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

Ở người bình thường, thân nhiệt cao lên khi gắng sức thể lực, khi ăn, khi nhiệt độ bên ngoài cao và ở phụ nữ trong giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt, từ ngày rụng trứng trở đi. Thân nhiệt còn phụ thuộc vào tuổi: trẻ con dễ sốt hơn người lớn và ở người cao tuổi thì ít khi thân nhiệt tăng! Buổi sáng, thân nhiệt bình thường cũng thấp hơn buổi chiều, cho nên phải đo thân nhiệt 2 lần mỗi ngày.

Trong trường hợp sốt nhẹ, người bệnh hay thấy ớn lạnh, hoặc nóng bừng, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, rộp môi, cũng có khi không cảm thấy gì khác. Nhưng khi sốt nặng trên 40oC, người bệnh hay rét run, có khi rung cả giường chiếu, sốt cao nữa có thể mê sảng, co giật, nhất là sốt cao ở trẻ em. Trong thực tiễn, ít khi thân nhiệt vượt quá 41oC.

Nếu sốt kéo dài quá 2-3 tuần lễ, cơ thể bị mất nước, hao tổn calo, làm tim đập nhanh, sút cân nhanh.

Nguyên nhân sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với nhiều tác nhân gây bệnh; người quá già hoặc quá yếu thường sốt ít hoặc không sốt, ngay cả khi nhiễm khuẩn nặng. Những nguyên nhân thường gặp của sốt là:

1. Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm). Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khoảng 60% trường hợp, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến nguyên nhân này.

Trước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không? Ví dụ:

– Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não.

– Đau và cứng ở gáy: viêm màng não

– Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim.

– Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật.

– Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp.

– Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch

Sau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao….

2. Các nguyên nhân khác không phải nhiễm khuẩn thì ít gặp hơn nhiều.

Ví dụ:

– Lupus ban đỏ hệ thống dễ gây sốt kéo dài

– Ung thư ở các phủ tạng như gan, não, tủy sống, phổi, thận, tụy …

– Bệnh huyết học như bệnh bạch cẩu, chảy máu, tan máu…

– Nhồi máu cơ tim cũng có thể sốt nhẹ;

– Do tiêm truyền (chí nhiệt tố), do thuốc.

Điều trị triệu chứng sốt

Trước một người sốt, chữa nguyên nhân là căn bản, ví dụ: cắt bỏ ruột thừa, tháo mủ áp xe, chọc tháo màng phổi, màng tim, corticoid liệu pháp (trong lupus ban đỏ)….

Nhưng đồng thời cũng cần chữa triệu chứng sốt, nhất là khi chưa hoặc không tìm thấy nguyên nhân, thì chữa sốt lại càng cần thiết.

+ Tiếp nước đầy đủ: khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh. Uống được nước lạnh hoặc nước đá càng giúp hạ thân nhiệt thêm.

Ở người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả.

Chỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch. Phần lớn trường hợp nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat. Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% – 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o). Không trộn thêm khuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc.

+ Hạ nhiệt chỉ cần khi sốt cao, thân nhiệt quá 40oC, nhất là ở trẻ em, hoặc khi kèm theo có thai, co giật, mê sảng. Sốt trên 41oC phải coi là cấp cứu.

Ở người lớn, nếu không có bệnh gì khác, dù sốt cũng ít khi phải dùng hạ nhiệt.

+ Đơn giản và an toàn hơn cả là dùng khăn lạnh hoặc túi nước đá đặt lên trán, bụng, trong nách. Khi sốt quá cao, có thể bọc khăn lạnh. Rất hiếm khi phải tắm nước đá hoặc thụt nước đá.

+ Nhũng thuốc sau đây chỉ được dùng khi người bệnh kêu nóng:

– Aspirin, người lớn uống 2-4 viên 500mg/24 giờ, chia làm 2-4 lần, sau bữa ăn no. Chống chỉ định: bệnh dạ dày, bệnh chảy máu. Hoặc:

– Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1 viên, dùng 4-6 lần/24 giờ.

adminyhoc

Recent Posts

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

16 hours ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

17 hours ago

Da mặt chuyển vàng dấu hiệu gan nhiễm mỡ

Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…

17 hours ago

Mẩn ngứa thường xuyên đề phòng gan nhiễm mỡ

Ngứa là hiện tượng tự nhiên khi da bị kích ứng gây ảnh hưởng đến…

17 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa quỳnh điều trị bệnh

Cây hoa quỳnh được sử dụng như một bài thuốc trong đông y có tác…

3 days ago

Các bài thuốc trị bệnh từ cây hoa quỳnh rất tốt

Cây hoa quỳnh không chỉ là loại hoa quý mà còn được dùng làm vị…

3 days ago