Trẻ em mới sinh được 1 – 2 tháng thường thấy ở hai bên mép có sữa, sau khi cho bú khoảng 10 phút trở lại. Có trường hợp bị trớ ộc ra ngoài một phần lượng sữa vừa bú. Trước đó, tức là ngay sau khoảng thời gian ăn xong, trẻ hoàn toàn không có triệu chứng có thể bị nôn ọe hoặc một trạng thái không bình thường nào khác. Y học gọi hiện tượng đó là “tràn sữa sinh lý”. Đến lúc 7, 8 tháng tuổi hiện tượng trên mới dừng hẳn.
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa làm các bậc cha mẹ lo lắng. Thực ra không có vấn đề gì chỉ cần ta hiểu được đặc điểm sinh lý của dạ dày các cô, cậu tí hon đó là sẽ khắc phục được ngay.
Chúng ta đã biết thức ăn ta ăn vào, trước tiên qua miệng và ống thực quản mới xuống dạ dày. Thức ăn ở dạ dày được dạ dày co bóp trộn lẫn dịch vị, được tiêu hóa một phần, sau đó sẽ xuống ruột non để được hấp thụ và tiêu hóa hoàn toàn.
Nơi tiếp giáp giữa thực quản với dạ dày, có một cái “van” một chiều gọi là tâm vị ngay ở cửa vào dạ dày. Lại còn có một cái “van” một chiều nữa ở chỗ nối giữa dạ đày vào ruột non, gọi là môn vị ngay ở cửa ra của dạ dày. Ở trẻ em các cơ của “van” còn yếu, lại hoạt động không nhịp nhàng. Các tổ chức cơ ở trạng thái xốp, nhất là van tâm vị. Còn van môn vị phát triển khá hơn do thần kinh giao cảm của trẻ sơ sinh thường ở vào trạng thái hưng phấn và có phần căng thẳng do bị kích thích sau bữa ăn nên đóng khá chặt cửa ra. Thêm vào đó vị trí, tư thế lúc trẻ bú nếu không có phương pháp đúng, làm cho trẻ nuốt phải nhiều không khí. Chỉ cần bạn di chuyển vị trí của bé hoặc đặt bé nằm bằng đầu, không khí tích tụ trong dạ dày sẽ có cơ hội tràn lên trên, qua cửa tâm vị hé mở, trào qua thực quản kèm theo một lượng sữa nhất định vừa ăn lên miệng, dính ở 2 bên mép hoặc ộc ra ngoài và thế là trớ sữa.
Tóm lại nguyên nhân của việc trớ sữa ở trẻ sơ sinh sau khi ăn, là do cơ van trước còn yếu, cơ van sau lại căng thẳng, do đặt sai lệch tư thế của trẻ khi ăn, cách cho ăn làm một lượng không khí đi vào dạ dày, thêm vào đó là vị trí dạ dày sau khi ăn. Những yếu tố đó có thể cùng một lúc kết hợp hoặc riêng rẽ gây ra sự trớ sữa của trẻ. Vậy thì chỉ cần chú ý đến cách cho bú là có thể phòng ngừa hiện tượng đó. Còn đương nhiên phải chờ đến 7-8 tháng tuổi mới hết mặc dù ta không cần và cũng không thể can thiệp vào công việc “nội bộ” của các van trong dạ dày được.
Lúc cho trẻ bú, trước tiên là phải chú ý không để trẻ bú trong lúc quấy khóc. Nếu cho trẻ bú bằng bình sữa, phải luôn giữ bình sữa hơi nghiêng, đầu vú cao su luôn luôn đầy sữa. Tránh hiện tượng trẻ nuốt phải không khí. Sau khi trẻ bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngay. Càng không nên đùa rỡn với trẻ nhiều. Nên bế trên tay, vỗ nhè nhẹ vào lưng trẻ. Động tác đó giúp cho không khí nếu có trong bụng sẽ thoát lên phía trên và ra ngoài. Sau đó mới nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng sang trái, gối đầu hơi cao so với bình thường. Như thế có thế giảmhẳn được hiện tượng trớ sữa cho trẻ.
Nói chung hiện tượng trớ của trẻ sơ sinh thường hay gặp hơn ở những trẻ em mập mạp phát triển tốt. Bởi vì hệ thống thâdn kinh ở những trẻ này (gồm cả thần kinh giao cảm) tương đối hưng phấn, trương lực cơ ở bộ phận dạ dày cao. Mặt khác những trẻ này ăn khá nhiều, có khi quá no, khi ăn có thể để lọt không khí vào dạ dày nhiều nên bị trớ.
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…