Máy vi tính “đánh cắp“ vitamin A
Dùng máy tính liên tục từ 3h đồng hồ trở lên, sẽ làm tế bào thần kinh thị giác thiếu vitamin A, bởi nó có liên quan trực tiếp tới cảm quang của võng mạc. Vì vậy, nhóm người thường xuyên ngồi máy tính nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ và các loại chế phẩm từ sữa.
Cồn “đánh cắp” vitamin B
Khi cơ thể chuyển hóa cồn, cần có một lượng nhất địnhvitamin B, khi uống rượu trong thời gian dài sẽ có thể gây ra thiếu hụt nguồn cung cấp vitamin B.
Mỗi ngày uống hơn 1 ly rượu cocktail, cái giá nhẹ nhàng phải trả cho nó là làm tăng nhanh tốc độ tiêu hao vitamin B trong cơ thể. Những người phải ngoại giao nhiều, uống nhiều rượu, nên chú ý bổ sung vitamin B cho cơ thể.
Thuốc lá “hút đi” vitamin C
Hắc ín và các chất độc khác có trong khói thuốc có thành phần nguy hại làm tiêu hao lượng lớn vitamin C của cơ thể. Nếu bị hút thuốc thụ động, lượng vitamin C tổn hao sẽ càng lớn hơn.
Vì vậy, những người có thói quen hút thuốc hoặc thuộc nhóm bị hút thuộc thụ động nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiềuvitamin C như cà chua…
Vận động nhiều làm “chảy” mất nhiều loại vitamin
Trong quá trình vận động với cường độ cao, cơ thể sẽ cần càng nhiều năng lượng hơn, tỉ lệ trao đổi chất tế bào sẽ tăng cao hơn, làm thúc đẩy sự tiêu hao lượng vitamin của cơ thể. Vì vậy, những người thường xuyên vận động với cường độ cao ví dụ như vận động viên, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin.
Ở trong nhiệt độ môi trường cao, thấp cũng làm “tiêu hao” nhiều loại vitamin của cơ thể
Vitamin tham gia vào điều tiết nhiệt độ cơ thể, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp, sẽ cần tiêu hao nhiều lượng vitamin hơn. Do đó, với những người có cơ chế điều tiết nhiệt độ yếu càng nên chú ý bổ sung lượng vitamin thích hợp khi nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi làm tăng tốc độ bài tiết các loại vitamin.
Cách ăn không đúng sẽ lãng phí vitamin
Khi ăn cà rốt sống, nấu bằng lượng nhỏ dầu mỡ, hoặc lượng vừa đủ thìtỉ lệ tiêu hóa hấp thu lần lượt sẽ là 10%, 30%, 90%. Từ đó có thể thấy, ăn cà rốt đã được chế biến qua bằng dầu mỡ sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn khi ăn sống.
Vitamin C là chất có thể tan trong nước, khi rửa rau rất dễ bị mất. Ngoài ra, khi chế biến để nhiệt độ quá cao hoặc tăng nhiệt với thời gian lâu, ví dụ như hầm rau, xào rau quá lâu.., sẽ làm mất đi lượng vitamin C trong rau; vitamin C còn dễ bị ôxy hóa bởi khí ô xy trong không khí, các loại rau và củ quả nếu bảo quản trong thời gian càng lâu, sẽ càng làm mất đi nhiều lượng vitamin C hơn.
Gạo ngâm trong nước hoặc vo nhiều lần, hay khi gạo nấu trong nước bốc hơi cũng sẽ làm mất vitamin B trong gạo; sau khi cắt rau dùng nước để ngâm hoặc ăn rau không uống nước canh cũng sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin B.
Uống thuốc cũng sẽ làm cản trở khả năng hấp thu vitamin của cơ thể
· Khi uống thuốc tránh thai cũng sẽ làm cản trở khả năng hấp thu vitamin B6, B12, folate và vitamin C vào cơ thể.
· Aspirin làm cơ thể bài tiết vitamin C ra ngoài cơ thể cao hơn gấp 3 lần so với khi không dùng thuốc.
· Những người dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sẽ làm giảmvitamin nhóm B và vitamin K, ảnh hưởng tới chức năng của đường tiêu hóa.
· Thuốc cảm và thuốc giảm đau sẽ làm giảm hàm lượng vitamin A trong máu.
· Các loại thuốc kháng sinh sunfuamit và thuốc hạ cholesterol sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ axit folic.
· Những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân bị viêm thận dùng các loại thuốc lợi tiểu. Sẽ làm mất đi lượng lớn canxi, kali, và vitamin trong cơ thể.
ND (Tổng hợp)
Nguồn: Báo Đất Việt
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…