Thông tin được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo Xây dựng các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2011-2020 do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức ngày 19/9 tại Hà Nội.
Trong 10 năm qua, khẩu phần ăn của các gia đình đã có biến đổi đáng kể. Hiện nay, gạo chiếm khoảng 66% khẩu phần, giảm 20%, thay vào đó thịt, sữa, trứng chiếm 25% khẩu phần ăn, tăng 17%.
Chế độ dinh dưỡng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo, khẩu phần ăn chưa hợp lý…, khiến ngày càng có nhiều người bị béo phì.
Người Việt ăn ít thị nhưng chế độ ăn không hợp lý nên tỷ lệ thừa cân, béo phì có chiều hướng tăng. Ảnh minh hoạ: P.N. |
Phó giáo sư Lê Thị Hợp, Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia cho biết, ước tính hiện cả nước có khoảng 460.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ này gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở TP HCM và Hà Nội. Không chỉ trẻ thành phố, cả trẻ nông thôn cũng bị thừa cân.
“Xu hướng này cũng diễn ra đối với người trưởng thành với tỷ lệ 5,6% bị béo phì, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 50 đến 60. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như: tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư…”, phó giáo sư Hợp nhấn mạnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cũng cho biết, khoảng 1/4 trẻ tiểu học tại TP HCM đang bị thừa cân béo phì. Trước kia nhóm này chủ yếu chỉ người trưởng thành trên 40 tuổi, nay trẻ bị nhiều hơn, tăng nhanh hơn trước, tăng 85% so với 10 năm trước.
Một thập niên qua, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thai phụ chỉ giảm 6,5%, thì tỷ lệ quá khổ lại tăng hơn gấp đôi, từ 3% lên 6,4%.
Đánh giá việc tuyên truyền và áp dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng giai đoạn 2006- 2010 tại 3 tỉnh (Hà Nội, Cao Bằng và Kiên Giang), tỷ lệ các gia đình áp dụng các lời khuyên này 20 đến 74%. Một số người có kiến thức về 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhưng chưa áp dụng được vì nhiều lý do như: tập quán ăn uống của gia đình và địa phương, điều kiện về kinh tế và thời gian để đầu tư cho bữa ăn…
Cũng theo bác sĩ Diệp, việc thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu còn gặp nhiều khó khăn. Lý do là nhiều người chịu ảnh hưởng của các quảng cáo hoặc chọn sinh theo giờ mà ảnh hưởng đến việc bú mẹ của trẻ. Hiểu biết và thực hành ăn dặm của nhiều người chăm sóc trẻ còn kém. Trẻ tròn 6 tháng mới khuyên cho ăn dặm, thực tế nhiều bé 3-4 tháng đã được cho ăn thức ăn cứng. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, ăn đồ cứng sớm sẽ khiến đường tiêu hóa bị trục trặc, dễ suy dinh dưỡng, béo phì..
Vì thế, các chuyên gia cho rằng cần thay đổi lời khuyên dinh dưỡng để phù hợp với giai đoạn mới, với điều kiện kinh tế – xã hội để người dân dễ hiểu và dễ thực hiện.
“Lời khuyên dinh dưỡng trong giai đoạn tới là: khẩu phần ăn đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng, không ăn thiếu chất như ở một số vùng còn đang khó khăn cũng không quá thừa giống như ở một số thành phố. Bên cạnh, cần lưu ý tập thể lực hằng ngày”, tiến sĩ Lê Danh Tuyên, Phó viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết.
10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý 1. Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng. |
Nam Phương
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…