Tốt nghiệp ĐH Thủy sản Nha Trang năm 2009, anh Dương Đình Nam đã có kinh nghiệm 7 năm trong việc nuôi tôm và làm “lái tôm” ở Cà Mau. Dân Việt xin được chia sẻ bài viết của anh Nam về bí quyết giúp các bà nội trợ chọn được những con tôm thực sự sạch cho mâm cơm gia đình.
Đặc điểm “nhận dạng” tôm bơm tạp chất
Nhằm kiếm thêm lợi nhuận, nhiều người bán đã bơm tạp chất vào cho tôm với mục đích tăng cân nặng của tôm. Những tạp chất đơn giản hiện nay họ thường dùng là:
– Algar (sương sa, sương sáo): Loại này được sử dụng khá phổ biến, dễ nhận biết.
– Thịt tôm: họ xay thịt tôm nhỏ bơm vào tôm lớn vì tôm lớn giá cao hơn tôm nhỏ gấp nhiều lần. Cái này có gọi là tạp chất hay không thì chưa rõ vì đều là thịt tôm hết.
– Nước tinh khiết (nước sạch): Cách này chỉ dùng khi bán tôm tươi tại chỗ vì tôm khi ướp đá thì sau 18-24 giờ tôm hút nước khoảng 5-10% trọng lượng. Cho nên khi mới đánh bắt lên thì để có lời nhiều người bán đã bơm nước vào tôm. Việc bơm nước tinh khiết về cơ bản khó phát hiện, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên về góc độ kinh tế thì sẽ gây thiệt hại cho người mua.
Bằng mắt thường, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết con tôm đã bị tiêm tạp chất. Cụ thể:
– Thân tôm tiêm tạp chất mập tròn bất thường.
– Đầu tôm phù lên
– Các đốt căng khó co giãn
– Đuôi xòe không gập lại được
– Gai nhọn ở đuôi thì vênh lên không cụp xuống như bình thường.
Phân biệt tôm sú tự nhiên và tôm sú nuôi công nghiệp
Với cùng một kích thước, tôm nuôi công nghiệp luôn nhẹ hơn tôm nuôi tự nhiên (hay nói một cách dễ hiểu, tôm tự nhiên chắc hơn tôm nuôi công nghiệp). Tôm nuôi công nghiệp thường chỉ nặng bằng 80% tôm tự nhiên. Ví dụ, 10 con tôm nuôi công nghiệp sẽ có cân nặng bằng 8 tôm tự nhiên cùng kích cỡ.
Về màu sắc, tôm tự nhiên thường có màu đậm, nhiều rằng ri. Tôm nuôi công nghiệp nhạt màu hơn, trắng ngà và có ít rằng ri hơn.
Vỏ tôm tự nhiên cứng và ráp thô còn tôm nuôi công nghiệp mềm hơn.
Sau khi chế biến, vỏ tôm sú tự nhiên có màu rất đỏ, thịt dai, thơm và ngọt. Tôm nuôi công nghiệp có màu đỏ pha trắng, thịt hơi bở và bột.
Điểm đặc biệt các bà nội trợ cần lưu ý nữa là, tuyến gan tụy, vị trí nằm ở trên đầu tôm tự nhiên sẽ có màu xanh, đỏ hoặc đen do chúng ăn tảo, phiêu sinh… nhưng tôm nuôi công nghiệp thì chỉ có màu đen do ăn thức ăn công nghiệp.
Coi chừng bị trộn hàng tôm thẻ và tôm đất (tôm rảo)
Trộn hàng thường xảy ra giữa tôm thẻ chân trắng và tôm đất (còn gọi là tép bạc hay tôm rảo). Tại sao họ lại trộn hàng? Vì chúng giống nhau đến 70%. Và giá cùng size thì tôm thẻ rẻ hơn 50% so với tôm đất. và tôm thẻ thì số lượng dễ mua còn tôm đất thì khó hơn nhiều.
Cũng không quá khó để phân biệt hai loại tôm này, tôm thẻ chân trắng có chân trắng, thân dẹp, vỏ trắng trơn, râu ngắn và trắng. Tôm đất thì chân đỏ, thân tròn, vỏ đỏ hơn, sần sùi và có nhiều chấm, râu dài đỏ.
Theo Dân Việt
Nguồn: TTOnline
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…