Categories: Tiêu hóa

Người bị kiết lỵ có chế độ ăn kiêng tiêu chuẩn như thế nào

Kiết lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn. Bệnh thường phát triển nhiều vào tiết hè thu, phát bệnh ở mọi lứa tuổi. Do có sự khác nhau về vi khuẩn gây bệnh cũng như khả năng miễn dịch của từng người mà biểu hiện lâm sàng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường có thể chia thành hai loại kiết lỵ: Lỵ trực trùng và lỵ amíp

Người bệnh kiết lỵ nên ăn gì?

Bệnh nhân kiết lỵ cấp tính cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ. Người bị mạn tính cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh v.v … Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn. Ngoài ra có thể ăn bánh gatô, canh trứng, nước đậu xanh, nước rau, v.v… Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định, có thể sử dụng. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước muối đường nhiều đợt.

Rau dại có thể dùng bồ công anh, rau sam, lá mơ tam thể. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ. Xin giới thiệu hai bài thuốc hiệu nghiệm:

Tỏi nấu chín, mỗi lần 1 – 2 củ ngày 2 – 3 lần.

Chè xanh 60 gam sắc đặc uống.

Người bệnh kiết lỵ trực khuẩn cần kiêng ăn những gì?

Bị kiết lỵ cấp tính cần kiêng hoặc ít dùng những món sau:

– Những thực phẩm nhiều bã như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu. Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm, bắt lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét.

– Những món kích thích như: ớt, hạt tiêu, bột hạt cải.

– Rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây.

Hạn chế ăn thịt

– Dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc.

– Khi bị viêm đường ruột nặng, nên giảm bớt thực phẩm giàu prôtêin như sữa bò, cá, thịt, trứng, chế phẩm từ đậu. Người bị bệnh đầy hơi cần ăn ít các món sinh hơi như khoai bung, khoai tây, đại táo v.v…

Theo kietly

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago