Ánh nắng chói chang, gay gắt của mùa hè với chùm tia tử ngoại (cực tím, UV) trong quang phổ khi chiếu trực tiếp lên các bộ phận cơ thể như da, tóc và đặc biệt là mắt sẽ gây ra một số bệnh lý nguy hại. Đặc biệt với đôi mắt, tia tử ngoại có thể gây những hậu họa khôn lường.
Bỏng mắt cấp tính vì nắng chói lòa.
Trời nắng to, ánh sáng chói chang sẽ làm lòa và mệt mỏi mắt tức thời và nặng hơn là gây bỏng mắt cấp tính do ánh sáng.
Các dấu hiệu của bỏng mắt cấp tính thường xuất hiện từ 6 đến 10 giờ sau khi tiếp xúc ánh sáng chói. Người bệnh sẽ thấy đau mắt dữ dội, xốn xang khó chịu, chảy nước mắt giàn giụa, sợ ánh sáng, mi mắt và kết mạc phù nề, co quắp bờ mi…
Soi dưới kính hiển vi thấy giác mạc kém bóng láng và có nhiều chấm bắt màu fluorescin thể hiện tình trạng kết giác mạc bị viêm cấp. Những trường hợp nặng mắt bị phù ở điểm vàng (hoàng điểm) do chấn thương ánh sáng.
Mức độ phù hoàng điểm tùy thuộc thời gian và cường độ ánh nắng, nhẹ có thể tự phục hồi, nặng có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Bệnh mắt do phơi nhiễm ánh nắng dài ngày
Ánh sáng cường độ lớn có thể gây ba tổn thương mắt:
Bệnh đục thủy tinh thể: Bệnh này còn gọi là cườm mắt, thường gặp ở người già. Những người trẻ tiếp xúc ánh sáng chói như thợ hàn, thợ kim hoàn dùng đèn xì không che chắn tốt hoặc người làm việc dưới ánh nắng hè gay gắt thì tỉ lệ mắc bệnh cũng tăng lên.
Bệnh mộng thịt mắt: kết mạc mắt bị kích thích lâu ngày sẽ phát triển thành một màng thịt mọc ra che khuất một phần giác mạc ảnh hưởng lên thị lực và
Thoái hóa võng mạc (đáy mắt): các chấn thương mắt do ánh sáng, vùng điểm vàng có thể bị tổn thương gây sẹo hoặc thoái hóa sau này.
Ra nắng cần mang kính râm để bảo vệ mắt
Tất cả các bệnh cấp hay mãn tính nói trên đều có thể phòng ngừa dễ dàng với biện pháp khá đơn giản: mang mắt kính thích hợp.
Kính râm chất lượng tốt đòi hỏi đạt ba tiêu chí: một là độ đồng nhất cao, hai là độ khúc xạ ánh sáng bằng zero và ba là trên nhãn của loại mắt kính có ghi UV 400 hoặc 100% nghĩa là tia tử ngoại bị chặn hoàn toàn. Có những tiêu chuẩn kính râm để chọn như chuẩn Mỹ ANSI Z 80.3- 2008, chuẩn Úc AS 1067 hay chuẩn châu Âu EN 1836:2005. Với những loại kính râm đạt tiêu chuẩn này có thể ngăn chặn 99-100% tia cực tím, giúp bảo vệ mắt gần như tuyệt đối.
Tuy nhiên mọi người cũng cần lưu ý, cẩn trọng trong lựa chọn kính râm để tránh việc mua phải kính râm "dỏm". Những loại kính này chẳng những không bảo vệ được mắt mà còn có thể gây tổn hại nhiều hơn cho mắt. Lý do các kính râm dỏm này chỉ là kính màu đen, không có lớp cản tia tử ngoại mà chỉ cản che ánh sáng, và khi mắt bị thiếu sáng thì đồng tử (con ngươi) sẽ phản xạ lại bằng cách mở to hơn để tiếp xúc thêm ánh sáng (có cả tia tử ngoại), do đó càng hại mắt thêm. Ngoài tia tử ngoại, hiện nay tác hại của tia sáng “xanh” đang được bàn cãi, nhiều ý kiến cho rằng tia xanh còn độc hại hơn. Tốt nhất, nên nhờ bác sĩ chuyên khoa mắt tư vấn để chọn được kính tốt, đúng chuẩn nhằm bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”.
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…