Categories: Sức khoẻ

Ngồi xổm… sinh con

Một số tư thế sinh phi truyền thống như đứng, quỳ, ngồi xổm… giúp cho sản phụ được vận động nhiều, sức rặn tốt hơn, nhờ vậy em bé cũng dễ dàng tìm đường ra hơn.

Sinh con bằng “tư thế lạ”

Mang thai ở tuần thứ 36 và cũng là lần sinh đầu nên chị Nguyễn Thu Hà, Hà Đông, Hà Nội không tránh khỏi lo lắng về chuyện sinh nở. Nghe mọi người chia sẻ kinh nghiệm đi đẻ đều đau tới mức chết đi sống lại làm chị Hà lại càng thêm sợ. Chị Hà cũng đã cất công tìm hiểu trên mạng về các phương pháp sinh giảm bớt căng thẳng và đau đớn cho thai phụ. Vô tình, chị biết được ngoài phương pháp đẻ truyền thống là nằm ngửa thì đứng, quỳ, ngồi xổm đều có thể là tư thế sinh con được.

Là người đã từng được trải nghiệm phương pháp sinh con ở những tư thế lạ như: đứng, quỳ, ngồi… chị Nguyễn Thị Hằng, Gia Lâm, Hà Nội cho hay: “Tôi cảm thấy rất thú vị thì đã được trải nghiệm qua các tư thế sinh con khác nhau. Tôi có thể đứng rặn, ngồi rặn, nằm rặn… Mọi thứ đều rất đơn giản. Chắc do tâm lý thoải mái mà thời gian sinh con của tôi được rút ngắn. Mẹ bình an, con khỏe mạnh”.

Mọi tư thế thai phụ cảm thấy thoải mái đều có thể sinh được con. Ảnh minh họa.

Nói về tư thế sinh truyền thống (nằm ngửa) khi sinh, PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho biết tư thế này giúp cho sản phụ có thời gian nghỉ ngơi hồi sức. Các cụ ta có câu nói rất hay để miêu tả về quá trình sinh đó là chuyển dạ, ngụ ý chỉ sự di chuyển. Tuy nhiên, tư thế sinh nằm ngửa thai phụ lại phải nằm thụ động trên bàn đẻ, ít vận động. Điều này làm cho ngôi thai xuống chậm hơn, kéo dài quá trình sinh khiến cho sản phụ dễ mệt mỏi, kiệt sức.

Cũng theo nữ hộ sinh Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nữ hộ sinh Trưởng, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Hà Nội: “Tư thế nằm ngửa còn làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, giảm lượng máu dòng đến động mạch chủ. Trong trường hợp tư thế nằm ngửa duy trì quá lâu sẽ hạn chế tuần hoàn nhau thai khiến cho thai dễ bi suy tim hơn. Đối với mẹ, thời gian chuyển dạ lâu dễ gây suy kiệt về sức lực, huyết áp tăng, rối loạn tâm lý…”.

“Thông thường cuộc chuyển dạ của con so từ 8- 20 tiếng, còn đối với con dạ có thể nhanh hơn. Đặc biệt không để cuộc sinh của sản phụ kéo dài trên 24 giờ, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con”, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh nói .

Chồng có thể hỗ trợ

Tư thế quỳ khi sinh con, ảnh minh họa.

Cũng theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức, hiện nay việc sinh đẻ của chị em phụ nữ có vẻ khó khăn hơn các cụ ngày xưa. Nguyên nhân có thể do giờ các chị em ít lao đrộng chân tay, không có đủ sức rặn con. Và đặc biệt ở những chị em tâm lý lo sợ đau đớn làm cho quá trình sinh nở thường kéo dài hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho biết ngoài tư thế nằm ngửa để sinh thì còn rất nhiều tư thế sinh con khác như: đứng, ngồi xổm, bò… Những tư thế này bà gọi là phương pháp sinh phi truyền thống.

“Lợi ích lớn nhất của những tư thế này giúp cho sản phụ được vận động nhiều hơn. Sản phụ có thể thoải mái lựa chọn tư thế làm sao cho sức rặn tốt nhất, em bé được thoải mái tìm đường xuống nhanh hơn để cuộc sinh được trọn vẹn”.

Đồng nhất với quan điểm về lợi ích sinh con phi truyền thống, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Bích Hạnh cho rằng phương pháp sinh phi truyền thống giúp người mẹ có được tư thế tự do, thoải mái, em bé dễ xuống, sức thở và trao đổi ôxy cũng sẽ tốt hơn. Bé được ra sớm sẽ khỏe mạnh và mẹ cũng đỡ mất sức.

Sinh con ở tư thế đứng, ảnh minh họa.

“Ở bất cứ tư thế đẻ phi truyền thống nào như đứng, ngồi xổm, quỳ… ,sản phụ đều có sự hỗ trợ tham gia của người chồng. Ví dụ, tư thế quỳ người vợ ôm vào eo của chồng, khi đứng vợ ôm lấy cổ chồng… Qua đó sẽ giúp người chồng hiểu được những khó khăn vợ trải qua. Như vậy phương pháp sinh con phi truyền thống sản phụ sẽ không phải một mình vượt cạn mà còn có thêm người bạn đời đồng hành. Sản phụ sẽ được chồng chia sẻ những khó khăn, động viên về mặt tinh thần…”, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh nói.

Các chuyên gia cho biếtthêm rằng lợi ích của phương pháp sinh con phi truyền thống là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay không phải bệnh viện nào cũng làm được.

Ngọc Minh

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

22 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

22 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago