Categories: Sức khoẻ

Ngoáy tai nguy hiểm cho cả người lớn, trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cảnh báo nguy hại từ thói quen ngoáy tai bằng tăm bông hàng ngày, hoặc ngoáy tai cho trẻ nhỏ.

Nhiều người có thói quen ngoáy tai hàng ngày bằng tăm bông hoặc đến các hiệu cắt tóc gội đầu để lấy ráy tai bằng các vật kim loại cứng. Theo PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (BV Bạch Mai), đây là việc làm nguy hiểm.

“Nếu sử dụng các vật cứng như tăm bông, que kim loại để ngoáy tai sẽ làm tổn thương da ống tai ngoài, càng khiến cho ống tai viêm nhiễm và tăng tiết ráy rất nhiều. Sau đó tai sẽ ngứa, nhiều người lại tiến hành ngoáy tai, như vậy cái vòng luẩn quẩn của bệnh lý “ngứa – ngoáy tai” cứ tiếp diễn. Với những bệnh nhân này, ống tai thường xuyên bị viêm nhiễm, bệnh nhân dễ bị ù tai, nghe kém, khó chịu…”- PGS. Định cho biết.

Ngoáy tai bằng tăm bông hàng ngày là thói quen nguy hiểm cần từ bỏ.

Chính vì thế, PGS. Định khuyến cáo, người dân nên bỏ thói quen ngoáy tai hàng ngày. Khi có biểu hiện ngứa, khó chịu, ù tai thì nên đến cơ sở y tế tai mũi họng để được các bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi phát hiện các nút ráy tai nhỏ để tiến hành lấy ra, nếu cần sẽ được điều trị thuốc, tuyệt đối không được ngoáy tai.

Trong trường hợp nếu không may có nước vào trong tai thì có thể nhẹ nhàng lắc đầu để nước rơi ra hoặc có thể dùng bông, giấy thấm rất nhẹ ngoài tai mà không được ngoáy sâu vào bên trong tai.

Không ngoáy tai, nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ

Ngoáy tai, nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé sẽ vô tình làm hại trẻ.

Trước tình trạng nhiều cha mẹ tự ý nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch ráy tai cho trẻ, PGS.TS Lê Công Định nhấn mạnh đây là một sai lầm rất hay gặp phải khiến trẻ bị ù tai. Theo PGS. Định, việc vệ sinh tai cho trẻ em đến ngay cả các bác sĩ cũng rất khó thực hiện bởi ống tai của trẻ rất nhiều lông, có nhiều ráy tai. Nếu tự động làm sạch ống tai hàng ngày bằng cách ngoáy tăm bông cho trẻ thì vô tình cha mẹ đã gây nên viêm nhiễm cho ống tai của trẻ. Đồng thời đẩy rất nhiều ráy tai vào sâu bên trong gây khó khăn cho việc chăm sóc tai của bé.

Còn việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ hàng ngày rất dễ gây ù tai. PGS. Định cho biết, nước muối sinh lý chỉ nên được nhỏ bởi các bác sĩ cho những em bé có nhiều ráy tai và nhỏ trước khi tiến hành lấy ráy tai để làm mềm ráy tai, giúp việc lấy ráy tai được dễ dàng mà không làm tổn thương ống tai của trẻ.

“Nếu muốn vệ sinh tai cho bé, cha mẹ có thể dùng bông hoặc giấy mềm đảm bảo an toàn lau nhẹ nhàng vành ngoài của tai, không đưa sâu vào bên trong. Với trẻ em nên định kỳ đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và làm sạch tai cho trẻ”- PGS. Định nói thêm.

(Theo Sức khỏe và đời sống)

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago