Categories: Dinh dưỡng

Khoai tây: Nguồn dinh dưỡng không nên bỏ qua

Khoai tây không chỉ chứa toàn tinh bột như chúng ta luôn nghĩ mà nó còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Khoai tây cung cấp các khoáng chất dễ hấp thụ

Trong khoai tây có chứa nhiều kali, magne, đồng, calci, phospho, kẽm và sắt. Quan trọng hơn, hàm lượng acid phytic thấp của khoai tây cho phép hấp thụ tối ưu các khoáng chất, khiến thực phẩm này trở nên bổ dưỡng hơn so với các loại tinh bột khác như gạo, mì, bánh mì,…

Khoai tây có chứa các khoáng chất cần thiết cho một số chức năng của cơ thể. 

Khoai tây chứa vitamin C

Một củ khoai tây trung bình có 40mg vitamin C. 30% lượng vitamin này sẽ mất đi trong quá trình nấu ăn, tuy nhiên 15mg còn lại vẫn cung cấp đủ 1/5 lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày.

Khoai tây có chỉ số thỏa mãn cơn đói cao

Khoai tây là thực phẩm được đánh giá có khả năng giúp cơ thể cảm thấy thỏa mãn cơn đói tốt nhất. Các món khoai tây được chế biến lành mạnh (nướng, luộc,…) có thể được dùng trong chế độ ăn uống cân bằng cho những người đang muốn giảm cân.

Lưu ý: Những người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều khoai tây vì chúng có chỉ số GI cao (chỉ số đo tốc độ làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn các thực phẩm giàu tinh bột).

Làm lạnh hoặc thêm giấm có thể làm giảm đáng kể chỉ số GI của khoai tây.

Khoai tây chứa nhiều các vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc tái tạo tế bào, tổng hợp DNA và protein, sản xuất năng lượng và tổng hợp các chất thúc đẩy tâm trạng như serotonin. Khoai tây cung cấp một lượng đáng kể vitamin B6 cũng như vitamin B3, B9 và B4, giúp nâng cao hoạt động chức năng của não.

Khoai tây có các protein hoàn chỉnh

Một củ khoai tây có khoảng 4g chất đạm, đạt 10% lượng khuyến nghị protein hàng ngày. Quan trọng hơn, khoai tây có chứa các protein hoàn chỉnh với 9 loại acid amin thiết yếu. Bạn có thể dùng khoai tây với bơ hoặc pho mát hay sữa chua Hy Lạp để bổ sung đủ lượng protein cho cơ thể.

Khoai tây tốt cho hệ vi khuẩn có lợi đường ruột

Khoai tây được nấu chín và để nguội có chứa amiloza, rất tốt cho các vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Những vi khuẩn này tiêu hóa amiloza và sản xuất ra butyrate, một loại acid béo. Butyrate giúp nuôi dưỡng các tế bào ruột, thúc đẩy hệ miễn dịch và giúp thải độc tố ra khỏi máu.

Ngoài ra, butyrate giúp ngăn ngừa các viêm nhiễm không mong muốn, cải thiện sự mất chất béo, insulin và thúc đẩy sự trao đổi chất. Butyrate cũng làm giảm đột biến DNA khi tiêu thụ một khối lượng lớn thịt đỏ, nghĩa là nó có khả năng chống ung thư.

Vi Bùi H+ (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

11 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago