Người phụ nữ ở Nghệ An đã suýt mất mạng vì ăn cá bị hóc xương và vết thương từ chỗ hóc tạo nên ổ áp xe lớn.
Theo tin tức trên báo Dân trí, sáng nay (23/11), BS CK II. Tăng Xuân Hải – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An cho biết, sau khi trải qua ca phẫu thuật cấp cứu điều trị ổ áp xe thực quản do hóc xương cá, sức khỏe chị Nguyễn Thị Tiến (39 tuổi), trú tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã hồi phục tốt.
Ttrước đó, vào ngày 5/11, trong bữa cơm trưa của gia đình, chị Tiến vô tình nuốt mẩu xương cá chình, gây cảm giác khó chịu, đau đớn ở họng. Nghe lời mọi người mách bảo về chữa mẹo hóc xương cá, chị vội vàng xoay tròn mâm, vuốt ngực, uống nhiều nước với hy vọng đẩy được chiếc xương cá xuống dạ dày.
Nào ngờ, chiếc xương cá vẫn cắm sâu vào thực quản, càng ngày càng làm vùng họng chị Tiến đau dữ dội.
BS CKII. Tăng Xuân Hải kiểm tra vết mổ thực quản bệnh nhân Tiến. Ảnh: Dân trí |
Tuy nhiên, mặc cho cơn đau và khó chịu dai dẳng, chị Tiến vẫn cố gắng chịu đựng với hy vọng chiếc xương cá có thể tự trôi xuống. Chỉ đến 6 ngày sau, chị Tiến bất ngờ đau bụng dữ dội, ở cổ họng sưng tấy lên kèm theo đó là những cơn sốt cao liên tục. Ngay sau đó, chị Tiến đã được người nhà đưa đến Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An để được cấp cứu.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sỹ phát hiện thành thực quản của chị Tiến đã bị mẩu xương cá đâm thủng, gây nên ổ áp xe lớn.
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, bác sĩ Hải cho biết thêm: “Nếu không phẫu thuật cấp cứu kịp thời, ổ áp xe lan tỏa rộng sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Trong ca phẫu thuật, chiếc xương cá 2cm nằm cạnh động mạch cảnh được chúng tôi lấy ra; đồng thời, 30 ml mủ đặc thối được hút, rửa sạch, dẫn lưu ổ áp xe”.
Sau mổ, bệnh nhân Tiến được theo dõi chặt chẽ, thay băng, bơm rửa sát trùng, sử dụng kháng sinh phối hợp toàn thân để điều trị triệt để khối áp xe. Đến nay, bệnh nhân đã tiến triển tốt, có thể đóng vết mổ và ra viện.
Vị bác sĩ này khuyến cáo, trong vòng từ 24-48h sau khi bị mắc xương, nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm thì có thể dễ dàng lấy dị vật ra bằng cách nội soi và cũng không nên chữa mẹo theo vì khả năng thành công vô cùng thấp.
Riêng trường hợp của bệnh nhân Tiến, bác sỹ Hải cho biết chỉ cần chậm thêm 1,2 ngày nữa, ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi, làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn, nhiễm độc rất cao, tỷ lệ cứu sống chỉ 50-50.
Bảo An (tổng hợp)
Nguồn: Tinmoi
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…