Categories: Răng Hàm Mặt

Nên làm gì khi bị bệnh tụt lợi?

Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh tụt lợi thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị tụt lợi

Tình trạng tụt lợi cần được phát hiện sớm để áp dụng những biện pháp hạn chế kịp thời. Ở thời kì đầu nên khắc phục bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng tốt hơn, chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều fluor và canxi để bồi đắp men răng.

Tìm khám nha sĩ để được kiểm tra và nhận giải pháp điều trị tích cực. Những trường hợp tụt lợi nghiêm trọng sẽ được tư vấn giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ phù hợp để kéo lợi, cải thiện lại những vị trí bị tụt lợi.

Cách khắc phục hiện tượng tụt lợi chân răng

Với hiện tượng bị tụt lợi chân răng, có thể thực hiện ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng. Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi.

Cách chữa tụt lợi thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học.

Thao tác ghép vạt lợi cũng không quá phức tạp, tuy nhiên bạn nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện ghép lợi một cách tốt nhất. Nha khoa Paris là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn vì đáp ứng đủ những tiêu chí về trình độ bác sỹ, cơ sở vật chất hiện đại cũng như chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau điều trị rất tốt.

Một vài lưu ý của bác sĩ nha khoa

Với những người có hiện tượng tụt lợi chân răng thì khi chải răng nên sử dụng các loại có fluoride giúp men răng cứng hơn, trong thuốc có các hạt tinh thể sẽ bám vào những vị trí lỗ ống ngà bị hở làm giảm ê buốt răng.

Những người ê buốt răng có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng.

Nên chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn cement răng và ngà răng, hạn chế tác động đến men răng.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.

Bạn cũng nên lưu ý là không ăn các đồ ăn, nước uống có vị chua, có nhiều ga hoặc kích thích nóng lạnh quá mức tránh ê buốt răng nặng hơn.

Nên đi khám răng miệng định kỳ 3-6 tháng/1 lần để lấy cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

13 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

13 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago