Sóng điện thoại gây u vú
Đó là hiện tượng mà Tiến sĩ Devra Davis – nhà dịch tễ học người Mỹ – phát hiện ra khi nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại đến con người. Tiến sĩ Davis bắt đầu nghiên cứu đề tài này khi trào lưu cất điện thoại trong… áo ngực lan rộng tại các trường cấp 3 ở Mỹ.
Nguyên do là vì các nữ sinh Mỹ thường mặc váy đi học nên không có túi, cất vào túi xách thì lại không tiện nhắn tin, chat chít với bạn trai nên rốt cuộc, họ tận dụng vòng 1 khủng của mình làm nơi cất giữ điện thoại. Tuy nhiên, họ không biết rằng thói quen này lại là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư vú.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Davis đã phát hiện một trường hợp đặc biệt bị mắc ung thư vú. Điểm đáng lưu ý ở đây là khối u nằm ở bên ngực mà cô thường cất điện thoại bên trong. Trùng hợp hơn nữa là hình dạng của khối u lại giống hệt với hình dạng của… chiếc smartphone.
“Việc hình dáng của khối u có sự trùng hợp kỳ lạ với chiếc điện thoại khiến tôi thực sự lo ngại về những gì chúng ta có thể đang phải chịu đựng khi tiếp xúc với điện thoại thường xuyên” – Tiến sĩ Davis cho biết.
Gây yếu xương chậu và giảm lượng tinh trùng
Theo Tiến sĩ Davis, các hãng sản xuất điện thoại đã khéo léo gọi thứ sóng mà điện thoại phát ra bằng một cụm từ hoa mỹ “năng lượng tần số vô tuyến”, nhưng thực chất đây chính là bức xạ vi sóng – microwave radiation. Bức xạ vi sóng từ lâu đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác hại nhất định đến cơ thể. Song, người sử dụng hiện nay chẳng ai biết được sự thật này.
Bạn đừng tưởng đây là chuyện do mấy nhà khoa học “rảnh” nghĩ ra, bởi ngay trong tờ hướng dẫn sử dụng điện thoại iPhone của Apple cũng có dòng chữ cảnh báo bằng tiếng Anh có nghĩa: Nếu để điện thoại ở khoảng cách dưới 15mm như đút vào túi quần, các tiêu chuẩn tiếp xúc điện tử FCC có thể bị vi phạm.
Ngoài ra, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh về tác hại này. Năm 2009, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen để điện thoại trong túi quần thường có vùng xương chậu yếu hơn. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bức xạ từ điện thoại làm giảm lượng tinh trùng ở đàn ông, gây yếu sinh lý; đồng thời có thể gây loãng xương.
Một nguy cơ khác được cảnh báo là sóng điện thoại có thể gây u não mỗi khi chúng ta nghe điện thoại, dù chưa có bằng chứng rõ ràng.
Chúng ta nên cất điện thoại vào đâu?
Rõ ràng việc cất điện thoại vào túi quần, túi áo hay áo lót để lại rất nhiều hậu quả. Vậy cất điện thoại ở đâu mới bảo vệ sức khỏe?
Lời khuyên ở đây là phụ nữ tốt nhất nên cất điện thoại trong túi xách. Còn nam giới nên sử dụng bao đựng điện thoại gắn ở thắt lưng. Bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng tai nghe để nghe gọi thay vì áp điện thoại lên tai để hạn chế các bức xạ tác động đến não bộ.
Quan trọng nhất là chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi lúc sóng yếu bởi thời điểm này chính là lúc điện thoại phát ra bức xạ mạnh hơn bình thường để tiếp sóng.
Theo Thiên Yết/Báo Pháp Luật
Nguồn: GenK
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…