Categories: Tin tức

Một nông dân tử vong do bị sốc nhiệt

Đi gặt lúa về, người đàn ông 42 tuổi ở Tuyên Quang hoa mắt, chóng mặt rồi ngất, vào viện bác sĩ chẩn đoán bị sốc nhiệt.

Gia đình đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Sơn cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong ngày 4/6. Bệnh nhân đã hôn mê, sốt cao 40 độ C, da niêm mạc nhợt nhạt, được bác sĩ chẩn đoán sốc nhiệt do làm việc giữa trời nắng.

Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu cho người nông dân bị sốc nhiệt. Ảnh: B.V.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay khi nhập viện bệnh nhân đã được chườm mát, hạ sốt, bù dịch, bổ sung điện giải, dùng thuốc vận mạch, chống sốc. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu suy đa tạng. Các bác sĩ tập trung cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân sức khỏe quá yếu tiên lượng không thể qua khỏi. Sáng 5/6, gia đình đã xin cho bệnh nhân được xuất viện về nhà lo hậu sự, bác sĩ Việt cho biết.

Theo Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, trong các ngày nóng gay gắt vừa qua, số cuộc gọi yêu cầu cấp cứu tăng cao, trung bình mỗi ngày có 105-110 ca vận chuyển. Riêng ngày 4/6 có đến 11 người tử vong trước khi xe cấp cứu đến trong khi ngày thường khoảng 3-5 ca. Theo bác sĩ, chưa thể khẳng định các ca tử vong này trực tiếp do nắng nóng nhưng đây là con số bất thường.

Nắng nóng gay gắt, kéo dài nhiều ngày qua đã khiến lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tăng 10%, chủ yếu là rối loạn điện giải do mất nước, mất muối, viêm phổi, tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tránh hoạt động như tập thể dục, lao động… dưới trời nắng nóng, hạn chế ra ngoài trời, nhất là vào quãng thời gian 11-15h. Thay vào đó, nên chọn thời điểm nhiệt độ đã giảm bớt nắng, bớt nóng hoặc nơi râm mát để lao động, thể dục thể thao…

Khi ra đường hoặc hoạt động ngoài trời, cần trang bị đầy đủ vật dụng chống nắng như đội mũ rộng vành, đội nón, mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng mát, áo chống nắng, đeo khẩu trang… Ăn nhiều rau xanh và các loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu… Đặc biệt cần uống đủ nước hàng ngày (2-3 lít).

Khi một người có dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… cần đưa đến chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất), sau đó cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây…). Nếu người bệnh có tình trạng nặng như buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, gọi điện xe cấp cứu hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hướng dẫn phòng tránh sốc nhiệt

Hà An

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

3 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago