Categories: Dinh dưỡng

Món đặc sản xứ Quảng có gì mà hot đến vậy?

Món ăn từ xương rồng – đặc sản Quảng Nam là từ khoá được nhiều người dùng mạng tìm kiếm trong vài ngày trở lại đây. Người hào hứng, kẻ hoài nghi vì ít ai nghĩ được loại cây làm bờ rào bờ giậu này lại trở thành món ngon bổ.

Thực phẩm từ xương rồng có lẽ là một điều khá lạ lẫm bởi nhiều người thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế đây là nguồn thực phẩm thơm ngon và bổ sưỡng.

Trên thế giới, có khoảng hơn 350 món ăn được chế biến từ xương rồng. Ở Mexico và các quốc gia châu Mỹ, món ăn từ xương rồng rất phổ biến. Thậm chí, chúng còn được sơ chế và bán như một món rau và salad.

Tuy vậy, không phải loại xương rồng nào cũng ăn được. Loại xương rồng thường được sử dụng làm thức ăn chủ yếu thuộc họ Opunitia – một loại xương rồng mỏng dẹt có hình elip, tên khoa học là Nopal hay còn gọi là xương rồng lê gai. Bộ phận của xương rồng được sử dụng làm thực phẩm không chỉ bao gồm thân mà quả của chúng còn được dùng để làm món sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng.

Ở Quảng Nam, xương rồng từ lâu đã được người dân ưa chuộng và là nguyên liệu trong nhiều món ngon như: Canh chua cá lóc hoặc cá trê…

Xương rồng lê gai có nguồn gốc từ Mexico

Nhà nghiên cứu Y sinh Torres Y Torres cho hay, mỗi người nên tiêu thụ 300gr xương rồng lê gai sống (hoặc 250gr đã nấu chín) để đạt được những hiệu quả tốt nhất. Trong 100gr xương rồng lê gai có: Năng lượng 27kcal, protid 1,7gr, lipid 0,3gr, glucid dạng xơ sợi hòa tan và không không hòa tan, pectin, mucilage; Vitamin A, B, C, K, PP (niacin); Các chất muối khoáng như calci, magne, kali, mangan, sắt, đồng và đặc biệt có rất nhiều chất chống oxy hoá. Vì chứa nhiều chất xơ, pectin và mucilage nên xương rồng lê gai là một thực phẩm chức năng tự nhiên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tìm hiểu thêm về những lợi ích sức khoẻ mà xương rồng lê gai mang lại trong infographic dưới đây:

Tuy xương rồng lê gai rất tốt cho sức khoẻ nhưng điều quan trọng là phải chế biến như thế nào để không làm mất đi các chất dinh dưỡng. Theo bà Torres: “Không nên nấu xương rồng lê gai quá 10 phút. Bạn phải giữ lại được phần nhớt của nó vì trong đó có chứa các chất xơ hòa tan cung cấp rất nhiều prebiotic”. Được biết, prebiotic là thành phần thực phẩm không tiêu hóa được, có ảnh hưởng tích cực tới cơ thể vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc lên sự phát triển và tăng cường hoạt động của một số loài vi sinh vật có lợi trong ruột và nâng cao sức khỏe của cơ thể (vật chủ).

Lưu ý: Tuy chưa có bất cứ báo cáo nào về tác dụng phụ của các món ăn từ xương rồng, nhưng nếu bạn đang có thai, đang cho con bú hoặc đang mắc bệnh mạn tính nào đó, nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng loại thực phẩm này.

Biết Tuốt H+

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago