Categories: Tin tức

Mỗi ngày ăn 1 ít hành tây, đây chính là chìa khóa thanh lọc máu, còn ngăn chặn cả ‘tá’ bệnh

Bệnh tật có lẽ đã trở thành vấn đề nan giải nhất đối với con người hiện nay. Làm gì, ăn gì, tập luyện ra sao để cơ thể luôn được khỏe mạnh, khỏi phải đi viện? Câu hỏi này được giải đáp một phần trong bài viết này, bạn cùng xem nhé.

Bổ sung canxi, chống ung thư,

Hạ lipid trong máu, hạ đường huyết,

Chống cảm lạnh và khử trùng,

Phòng và điều trị các bệnh về tim mạch và mạch máu não…

Những vấn đề nêu trên đều có thể được giải quyết bằng cách ăn hành tây.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Uống 1/2 cốc nước ép hành tây mỗi ngày

Hành tây là 1 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp bài tiết natri và những chất không có lợi ra khỏi máu, kháng viêm và virus, làm khí huyết lưu thông, điều chỉnh lipid trong máu, ngăn ngừa tụ máu, phòng và ngừa cả “tá” bệnh về tim mạch.

Mỗi ngày ăn nửa củ hành tây hoặc ép nửa củ hành tây lấy nước uống có thể làm tăng 30% nồng độ Cholesterol lipoprotein HDL trong máu (HDL là 1 loại cholesterol tốt giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch).

Bổ sung canxi: Ăn hành tây chiên mỗi ngày

Hành tây chứa rất nhiều canxi và các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Do đó nó không những có khả năng ngăn ngừa việc mất canxi mà còn bổ sung canxi nguyên chất.

Mất canxi là triệu chứng của bệnh loãng xương, ăn nhiều hành tây có tác dụng làm tăng mật độ xương, phòng chống bệnh loãng xương.

Nếu ăn hành tây cùng thịt hoặc đậu thì sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ăn hành tây chiên hàng ngày để cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, nhưng nhớ đừng chiên hành tây kỹ quá vì các chất dinh dưỡng trong hành có thể bị giảm trong quá trình chế biến.

Chống ung thư, chỉ cần ăn 1 củ hành tây

Kaempferol và quercertin flavonoids là những chất có trong hành tây, chúng giúp chống lại sự hình thành các mạch tế bào ung thư, có thể ngăn chặn ung thư vú, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.

Một nghiên cứu của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cũng cho thấy ăn hành tây giúp phòng chống ung thư dạ dày một cách rõ rệt.

Hen suyễn: Ăn salad hành tây hàng ngày

Hành tây có chứa ít nhất 3 thành phần chống viêm tự nhiên có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Hoạt chất trong hành tây có thể ức chế hoạt tính của hestamin, vốn gây ra dị ứng và các triệu chứng khác của hen suyễn.

Các nghiên cứu cho thấy hành tây có thể làm giảm khả năng tái phát các cơn hen suyễn xuống còn 1 nửa.

Hạ đường huyết: Ăn 30 gram hành tây ngâm giấm 

Y học hiện tại đã chứng minh hành tây cho dù là chín hay sống đều có khả năng hạ đường huyết. Điều này do hành tây có chứa thành phần thường được sử dụng để hạ đường huyết là butylamine, hơn nữa chất này còn có khả năng kích thích quá trình tổng hợp và giải phóng insulin.

Các chuyên gia khuyến khích: Dùng 500 gram hành tây lột vỏ rửa sạch, thái lát, quay trong lò vi sóng 2-3 phút rồi lấy ra ngâm vào 600 ml giấm sau đó để tủ lạnh và ngày hôm sau có thể sử dụng được. Người có bệnh đường huyết tăng cao có thể ăn 1 ngày 1 lần nhưng đừng quá 30 gram mỗi ngày. Phương pháp này cũng giúp giảm cân hiệu quả.

Phòng cảm lạnh, kháng viêm: Uống soup hành tây nóng

Phitoncide là chất có trong hành tây có lợi cho đường hô hấp, đường tiết niệu, thải độc tuyến mồ hôi, kích thích bài tiết. Do đó có tác dụng long đờm, lợi tiểu, chống ra mồ hôi, ngừa cảm lạnh, kháng khuẩn và miễn dịch ở người cao tuổi rất tốt.

Khi cảm lạnh, uống 1 bát soup nóng thêm hành tây, giúp giải cảm, ra mồ hôi, hạ sốt. Nếu bị nghẹt mũi đưa hành tây lên mũi ngửi, lập tức hết dị ứng mũi, ngạt, chống ngứa mũi.

Chống Gout: Rượu vang đỏ hành tây

Hành tây, bóc vỏ thái lát ngâm trong rượu vang đỏ để vào tủ lạnh, sau 1 tuần lấy ra dùng rất có ích cho những người bị bệnh gout.

Cuối cùng mách bạn mẹo thái hành tây không bị cay mắt

Hành tây bóc vỏ, cắt đầu và rễ ngâm trong nước lạnh 15 phút, sau đó thái bình thường.

Bạn đừng quên món ăn tốt cho sức khỏe này nhé. Bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi ngày hãy ăn 1 củ hành tây giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng chống ung thư. Hãy chia sẻ với bạn bè kiến thức bổ ích này nhé!

Video: Một em gái Florida 9 tuổi khỏe mạnh bị liệt do tiêm phòng cúm

Ngọc Mẫn

 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

3 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

3 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

6 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

20 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago