1. Cho trẻ uống đúng liều
Sử dụng cốc hoặc dụng cụ đo liều kèm theo thuốc mỗi lần cho trẻ uống thuốc. Việc ước lượng sẽ không chính xác gây quá liều hoặc giảm hiệu quả.
2. Đọc kỹ nhãn mác
Tất cả các thuốc không kê đơn đều có nhãn mác. Nhãn thuốc cho bạn biết về hàm lượng đóng gói, cách sử dụng và những nguy hại. Các thuốc kê đơn cũng có hướng dẫn. Bạn nên đọc thông tin này trước khi cho trẻ uống thuốc.
3. Uống đúng thời gian
Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn trên nhãn mác hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Đặt chuông báo thức trên điện thoại hoặc đồng hồ để nhắc giờ uống thuốc. Nếu bạn quên, cho trẻ uống ngay khi nhớ ra. Sau đó cho trẻ uống tiếp số theo giờ khuyến cáo.
4. Bảo quản thuốc an toàn
Luôn để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay của trẻ. Không để thuốc trên chạn bát, đầu giường, trong ví hoặc túi của bạn, bè bạn hoặc người thân. Đặt lại chỗ cũ sau mỗi lần sử dụng.
5. Căn dặn người giữ trẻ
Ghi chép lịch dùng thuốc và căn dặn người trông con bạn (cô giáo, người giúp việc…). Viết tên, tuổi, cân nặng, ngày tháng, ghi rõ từng liều kèm theo thời gian dùng khi gửi thuốc cho người giữ trẻ. Không nên để thuốc trong balô của trẻ mà nên gửi trực tiếp cho người giữ trẻ.
6. Loại bỏ thuốc hết hạn
Thuốc hết hạn sẽ mất hiệu lực và có thể trở nên nguy hiểm. Nếu trẻ không sử dụng hết các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi chúng hết hạn thì cần loại bỏ những thuốc này.
7. Không bao giờ dùng chung đơn thuốc
Có thể có hại khi bạn cho con trai dùng liều kháng sinh tương tự với liều mà con gái bạn được kê nếu cả hai cùng bị nhiễm trùng tai. Các thuốc có thể không hoạt động giống nhau ở bé trai và bé gái. Hơn nữa, một đứa trẻ có thể có phản ứng dị ứng nguy hiểm hoặc liều t dựa thuốc phải dựa vào độ tuổi và cân nặng.
8. Đặc biệt cẩn thận với trẻ nhỏ
Một nửa số ca cấp cứu vì lạm dụng thuốc cảm lạnh và thuốc ho có liên quan tới trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Đừng cho trẻ uống những loại thuốc này khi trẻ chưa được 4 tuổi trừ khi bác sĩ kê đơn trong trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, cần hỏi kĩ về việc cho trẻ dùng loại thuốc dành cho người lớn.
9. Kêu gọi trợ giúp y tế khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc
Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi bạn cho rằng con bạn bị ngộ độc thuốc. Các triệu chứng nặng cần đề phòng như mất ý thức, mất cảm giác và khó thở.
10. Giáo dục trẻ về độ an toàn của thuốc
Dạy trẻ biết thuốc là gì và tại sao không được dùng thuốc mà không có sự cho phép của người lớn. Giải thích cho trẻ rằng mặc dù có một số loại thuốc ngon như kẹo nhưng lại có thể khiến trẻ bị ốm. Với trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên, căn dặn trẻ về mức độ nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc không kê đơn hoặc kê đơn như có thể gây quá liều và gây nghiện.
BS Tuyết Mai
Theo Healthguides
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…