Truyền nhiễm

Mèo cào: Bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm không nên chủ quan

Bệnh mèo cào là một bệnh nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae, từ các vết trầy xước do mèo cào, hoặc tiếp xúc với nước bọt do mèo liếm, qua củng mạc mắt, niêm mạc mắt.

Bệnh mèo cào là một bệnh nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae, từ các vết trầy xước do mèo cào, hoặc tiếp xúc với nước bọt do mèo liếm, qua củng mạc mắt, niêm mạc mắt. Vi khuẩn Bartonella là một vi khuẩn kỵ khí có ở miệng và móng vuốt của mèo, không gây nguy hiểm cho mèo nhưng lại gây nguy hại khi xâm nhập vào cơ thể con người.

Bệnh mèo cào do những trực khuẩn đa dạng, nhỏ bé Gram âm. Thương tổn ban đầu do mèo cào (78% là mèo con, đều khỏe mạnh) là một đốt sần nhỏ có vảy, đường kính 2 – 6 mm, sinh bệnh hạch bạch huyết vùng, u hạch, hoại tử mưng mủ, hình thành áp xe nhỏ, đau, sốt, nhức đầu, biếng ăn. Tổn thương khi bị mèo cào có thể có màu sắc như màu da bình thường, màu hồng hoặc màu đỏ. Tổn thương có thể khô, nhưng ở nhiều trường hợp tổn thương da có mụn nước, mụn mủ, đôi khi là bọng nước hoặc bọng mủ rất to và có thể vỡ tạo nên vết trợt hoặc vết loét, có vảy tiết. Một số bệnh nhân có kèm theo nổi ban đỏ toàn thân nhưng tồn tại một thời gian ngắn rồi lặn đi.

Nếu bị thương ở tay thì hay nổi hạch ở nách, tổn thương ở chân thì hay nổi hạch ở bẹn, tổn thương ở vùng mặt thì nổi hạch ở cổ. Một số trường hợp bị mèo cào vào mắt có thể gây tổn thương u hạt ở kết mạc, kết mạc mắt viêm đỏ, đau xung quanh mắt và có hạch ở vùng cổ.

Các hạch sưng to, sờ vào mềm, đau, di động tốt, có thể vỡ mủ ở một số trường hợp. Một số bệnh nhân khi nổi hạch thì thường có sốt, mệt mỏi, đôi khi có thể có rét run hoặc buồn nôn.

Thường thì đa số trường hợp sẽ khỏi sau 1-2 tháng, một số trường hợp nặng thì có thể có các biến chứng như viêm não, viêm phổi, giảm tiểu cầu, viêm tuỷ xương, viêm gan, viêm lách…

Mèo cào có thể gây ra các bệnh sau đây:

+  Sốt do nhiễm Bartonella henselae từ mèo: Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày, đôi khi vết cào ở da chỉ rất nhẹ và đã khỏi nhanh, bệnh nhân đột ngột sốt cao rét run, biểu hiện nhiễm độc nhiễm trùng toàn thân nặng.

+ Bệnh tụ huyết trùng: Do nhiễm phải vi khuẩn pasteurella. Vài giờ sau khi bị mèo cào, bệnh nhân sẽ bị phù và rất đau đớn ở vết thương. Nếu không được đưa đến bác sĩ để chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến u viêm, tê và cứng khớp…

+  Viêm nhiễm trùng da tại vết cào và hạch lân cận: Ở người suy giảm miễn dịch có thể biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, áp xe hóa mủ hạch lân cận….

+ Bệnh dại: bệnh dại từ chó mèo khi cắn lây sang người có thể gây tử vong.

+  Viêm kết mạc do mèo liếm lên mặt và vùng mắt: vi khuẩn trong nước bọt của mèo gây u hạt ở kết mạc, kết mạc mắt viêm đỏ, đau xung quanh mắt, vi khuẩn có thể lấn sâu vào nhãn cầu gây viêm võng mạc (chorioretinitis) và tổn thường mất thị lực vĩnh viễn.

+ Bệnh viêm phổi: mèo cào sau 3 – 10 ngày, bệnh nhân bị nổi hạch, sốt nhẹ, chóng mặt, nhức đầu… Bệnh không gây nguy hiểm cho bệnh nhân và thường hết sau khoảng 3 tuần, tuy nhiên có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như bệnh viêm phổi.

+ Bệnh tiêu chảy: Người không bị mèo cào nhưng bị đau bụng hay tiêu chảy do vi khuẩn Campylobacter có ở mèo. Chúng chung sống hòa bình trong đường tiêu hóa của mèo, nhưng khi vào cơ thể người lại gây bệnh tiêu chảy, sốt, đau bung, hoặc dị ứng với lông mèo.

Các điều trị vết thương do mèo cào

+  Rửa ngay vùng da nơi bị cào bằng xà bông và nước. Nếu bạn có xà phòng chống vi khuẩn dùng nó là tốt nhất, nếu không có thể sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào.

+  Bảo vệ các khu vực bị thương, nếu vết cào quá sâu có thể gây chảy máu. Tùy thuộc vào kích thước của vết thương, có thể sử dụng băng hoặc một miếng gạc y tế để che vùng bị thương; tuy nhiên không được băng quá kín. Không được sử dụng bất cứ loại thuốc mỡ nào để bôi lên vết thương. Thuốc mỡ sẽ làm tích tụ các bụi bẩn và vi trùng bên trong vết thương, khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.

+  Xem xét vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, đỏ, đau và rò nước. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, bạn cần đi khám để có được sự tư vấn của bác sĩ.

+  Theo dõi dấu hiệu sốt do vết thương mèo cào, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu người bị mèo cào có biểu hiện sốt cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

+  Phần lớn trường hợp, nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm (mặt, cổ…) thì sẽ mau lành.

Điều trị bệnh do mèo cào

Trong điều trị thì áp nóng tại chỗ và dùng thuốc giảm đau. Hạch bất định thì dùng kim hút có thể giảm đau Gentamycin tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg/ngày chia nhiều đều cứ 8 giờ một Lần có tác dụng khi bệnh phát tán và đe dọa tính mạng. Dùng ciprofloxacin uống 500 mg ngày 2 lần trong 10 -14 ngày sẽ cải thiện rất nhanh về triệu chứng và không tái phát.

Khi có hiện tượng viêm nhiễm trùng vết cào cần điều trị kháng sinh. Các phổ kháng sinh thường sử dụng là:  Erythromycine, Azithromycine, Clatromycine, Doxycilin, Ciprofloxacin, Rifampin…

Yhocvn.net

 

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago