Mách cha mẹ cải thiện chứng tè dầm về đêm ở trẻ

Nhiều bác bậc cha mẹ có con tầm 5-6 tuổi vẫn thường xuyên tè dầm về đêm. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ lại hay tè dầm về đêm, làm cách nào để cải thiện được chứng tè dầm ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ tè dầm vào ban đêm

Hầu hết 80% trẻ bị tè dầm về đêm bắt đầu từ khi sinh ra và liên tục sử dụng tã vào ban đem được gọi là chứng đái dầm nguyên phát. Một số tẻ sau khi ngưng sử dụng tã vào ban đêm đã không tè dầm ban đêm nữa nhưng hơn 6 tháng lại bắt đầu tè dầm lại thì được gọi là chứng đái dầm thứ phát.

+ Trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị mắc chứng đái dầm về đêm cũng sẽ làm tăng khả năng trẻ bị đái dầm về đêm.

+ Một số bé ngủ quá say nên không thể cảm nhận được sự căng lên của bàng quang để thức dậy đi tiểu

+ Các yếu tố bệnh lý ít phổ biến hơn đó là các bệnh về thần kinh như: động kinh, cấu trúc thận và niệu đạo bất thường, táo bón trường kỳ, viêm niệu đạo v.v.

+ Yếu tố tâm lý như lo lắng, cô đơn, thiếu tình yêu thương của cha mẹ cũng là nguyên nhân phổ biến của chứng đái dầm thứ phát

Mách cha mẹ cải thiện chứng tè dầm về đêm ở trẻ

Theo thống kế có khoảng 16% trẻ em bị đái dầm về đêm khi lên 5 tuổi, xác suất trẻ đái dầm khi 10 tuổi giảm xuống còn 5% và khi hơn 15 tuổi, tỷ lệ thanh thiếu niên bị đái dầm về đêm chỉ còn 1%~2%. Nên tình trạng trẻ tè dầm đơn thuần sẽ giảm đi rất nhiều theo độ tuổi.

Nếu trẻ bị đái dầm thứ phát, cha mẹ nên tìm hiểu những lý do khiến trẻ lo lắng và căng thẳng, sau đó an ủi và chỉ dẫn cho trẻ.

Trước tiên cha mẹ hãy hiểu rằng tè dầm không phải là hành vi sai trái hay cố ý ở trẻ do đó đừng nên đổ lỗi, quát mắng trẻ khiến  trẻ thêm lo lắng, căng thẳng hơn khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nhắc con đi tiểu ít nhất 4 đến 7 lần trong ngày:

Hãy nhắc con đi tiểu tước khi đi ngủ, nếu trẻ thức dậy vào ban đêm cha mẹ nên đưa trẻ đi tiểu ngay lập tức.

Khích lệ trẻ một cách tích cực:

Hãy cho con bạn một phần thưởng thích hợp khi trẻ không bị đái dầm nữa. Tốt nhất là ghi lại vào lịch mà trẻ có thể nhìn thấy để trẻ có thể thấy được sự tiến bộ của mình.

Nếu có thể, tránh uống bất kỳ thức uống nào 2 giờ trước khi đi ngủ. Không cho con uống nhiều uống chứa đường hoặc chứa caffeine, soda vào buổi tối.

Đừng để con bạn quá mệt mỏi vào ban ngày, tránh quá nhiều hoạt động hoặc tập thể dục cường độ cao. Trẻ em dưới 5 tuổi phải ngủ trưa từ 1 đến 2 giờ để tránh ngủ quá say vào ban đêm.

Cha mẹ nên nắm vững thời gian và quy luật đi vệ sinh của trẻ vào ban đêm để đánh thức trẻ đi tiểu 1 hoặc 2 lần vào 30 phút trước giờ đái dầm của trẻ.

Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp và việc đái dầm của trẻ ảnh hưởng đến các hoạt động với các bạn cùng lớp ở trại hè, hãy xem xét yêu cầu bác sĩ sử dụng “chuông báo đái dầm” để đánh thức trẻ hoặc kiểm soát bằng thuốc.

Yhocvn.net (Trích lược theo Epoch Times)

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago