Trong hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, các chỉ số cần kiểm soát gồm đường huyết, huyết áp, cân nặng, HbA1c, cholesterol toàn phần… Văn bản cũng đề cập cách lựa chọn, phối hợp thuốc dựa trên bối cảnh, tình trạng cụ thể của người bệnh. Để quản lý đái tháo đường, cần kết hợp nhiều biện pháp như thực hiện lối sống lành mạnh; năng cao nhận thức tự chăm sóc cho người bệnh; sàng lọc thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Hiện bệnh viện đang quản lý hơn 2.000 bệnh nhân tiểu đường ngoại trú và trên 100 người nội trú. Insulin là liệu pháp điều trị bắt buộc và hiệu quả khi bệnh đái tháo đường tiến triển. Tuy nhiên trên thực tế, việc điều trị bằng insulin hiện gặp không ít khó khăn. Bệnh nhân tuân thủ kém do tâm lý sợ hạ đường huyết, sợ tiêm, dẫn đến hiệu quả điều trị thấp”.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng, một bệnh nhân tiểu đường type 2 lâu năm.
Các biến chứng đái tháo đường thường nặng nề, chiếm phần lớn chi phí điều trị. Biến chứng tim mạch (tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim…) là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất. Biến chứng thận dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải thay hoặc lọc thận. Biến chứng võng mạc làm giảm thị lực và gây mù lòa. Bác sĩ có thể chỉ định cắt cụt chi nếu gặp biến chứng thần kinh. Do các biến chứng này, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tỷ vong gấp đôi so với người bình thường.
Nguy cơ tàn tật và tử vong do đái tháo đường hiện ở mức cao. Trên thế giới, năm 2015 có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chi phí điều trị bệnh và biến chứng 673 tỷ USD. Số bệnh nhân dự báo sẽ tăng 55% vào năm 2040, đẩy chi phí y tế toàn cầu cho đái tháo đường lên đến 802 tỷ USD.
Tại Việt Nam, bệnh có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hoá. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 có 3,5 triệu người mắc bệnh, chiếm 6% người trưởng thành trong độ tuổi 20-79. Con số này dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040. Chi phí y tế trên đầu người là 162,7 USD.
Phát hiện sớm giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị và hạn chế thấp nhất biến chứng. Song theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ có 31% được chẩn đoán, phần lớn thăm khám khi đã ở giai đoạn muộn. Đặc biệt, có đến 64% bệnh nhân không kiểm soát tốt căn bệnh đái tháo đường của bản thân.
Các phương pháp hiện nay chủ yếu tập trung kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân. Giảm 1% HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong 2-3 tháng) sẽ giúp giảm các biến chứng dài hạn.
Insulin là một trong những giải pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những thách thức của bác sĩ hiện nay là tăng tuân thủ điều trị cho bệnh nhân bằng cách giảm nỗi lo hạ đường huyết, sợ tiêm nhiều lần. Ngoài ra, để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị với insulin, cần có giải pháp kiểm soát tốt đường huyết, ít hạ đường huyết với phác đồ đơn giản hơn.
Lê Hảo
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…