Mệt mỏi có thể là một triệu chứng phổ biếncủa cuộc sống thời hiện đại. Làm việc trong quá nhiều giờ với quá nhiều bộn bề có thể khiến chúng ta không thể ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, gây ra cảm giácmệt mỏi và kiệt sức. Nhưng nếu bạn vẫn ngủ đủ giấc mỗi đêm mà vẫn cảm thấy thiếu năng lượng vào ngày hôm sau, vấn đề có thể nằm ở chất lượng giấc ngủ chứ không số lượng. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng thể trạng của bạn. Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao mình luôn mệt mỏi dù đã ngủ không ít.
Không tập thể dục
Chúng ta dành rất nhiều thời gian cho công việc, ngồi 8-10 tiếng đồng hồ trước máy tính mỗi ngày. Điều đó đã trở thành một lối sống ít vận động và gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể và tâm trí của chúng ta. Ít vận động cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chậm chạp hơn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn bởi vì cơ thể không có đủ năng lượng để tạo ra giấc ngủ đạt mức chất lượng mà bạn cần.
Thực tế một số bài tập thể dục sẽ làm trẻ hóa cơ thể, tạo nên những giấc ngủ tốt hơn. Cho dù đó là bài tập thể dục vào buổi sáng, trong giờ nghỉ trưa hoặc buổi tối, thói quen tập luyện hàng ngày sẽ giúpcơ thể linh hoạt, khỏe khoắnhơn.
Thiếu nước
Thiếu nước sẽ góp phần rất lớn gây ra cảm giác mệt mỏi. Nhiều người thường có thói quen dùng các loại đồ uống có đường và caffeine mà không hề biết rằng chúng không thể đem lại nhiều lợi ích như nước lọc. Thiếu nước sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với cơ thể, khiến các bộ phận không thể làm việc một cách hiệu quả do tim chuyển oxy chậm hơn, dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức. Ngoài ra, vì 85% não của chúng ta được tạo thành từ nước nên nếu thiếu nước, não sẽ không thể hoạt động được tốt nhất. Do đó, bạn hãy rèn cho mình thói quen uống 8-10 ly mỗi ngày, tránh đồ uống có đường.
Chế độ ăn uống thiếu chất
Chế độ ăn uống thiếu chất thực sự có thể ảnh hưởng đến năng lượng của bạn trong suốt cả ngày. Bạn ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo hoặc có lượng carb cao cũng bị mệt mỏi hơn.
Có rất nhiều loại thực phẩm có thể tạo năng lượng lâu dài như thịt giàu chất sắt màu đỏ, ngũ cốc, các loại hạt, rau lá xanh và trái cây khô. Ngoài ra, bạn nên ăn một chế độ ăn uống đa dạng, ít đường, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, đừng bỏ qua bữa ăn sáng vì sẽ gây mất năng lượng cho cả ngày hoạt động.
Trầm cảm hoặc căng thẳng
Một nguyên nhân khác gây sự mệt mỏi có thể là sự trầm cảm hoặc căng thẳng. Đôi khi chúng ta gặp phải chuyện gì đó khiến bạn không thể bình tĩnh, phải suy nghĩ nhiều. Chăm tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ có thể giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng và trầm cảm.
Mất cân bằng lượng đường trong máu
Mất cân bằng lượng đường trong máu có thể là một nguyên nhân gây thiếu năng lượng. Lượng đường trong máu có thể bị mất đi do chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn đang ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường, điều này sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Bạn nên loại bỏ hoàn toàn đường tinh luyện, sử dụng đường trái cây nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe.
Các vấn đề khác
Nhiều bạn có thể đã có chế độ ăn uống khoa học, đã tập thể dục thường xuyên nhưng vẫn bị mệt mỏi. Lúc này nguyên nhân có thể do bạn bị thiếu máu khiến không có đủ oxy đi khắp cơ thể. Ngoài ra, hội chứng mệt mỏi mãn tính, ngưng thở khi ngủ, tuyến giáp suy kém,… cũng có thể là những nguyên nhân “giấu mặt” khiến bạn kiệt sức. Vì vậy, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán tốt nhất nếu không thể tự xác định nguyên nhân khiến mình mệt mỏi.
Thụy Du – Dịch theo LH
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…