Categories: Thuốc

Lươn – Món ăn vị thuốc

Lươn tên khác: Thiện ngư, hoàng đán, hải xà, hoàng thiện, đán ngư…

Tên khoa học: Monopterus albus Zuiew.,

Lươn nướng gói lá lốt tốt cho người phong thấp.

Lươn tên khác: Thiện ngư, hoàng đán, hải xà, hoàng thiện, đán ngư…

Tên khoa học: Monopterus albus Zuiew.,

Trong 100g lươn chứa 20% protit, 1,5% lipit, các muối khoáng (Ca, P, Fe, Mg), các vitamin (B1, B2, B6, PP) và vitamin D.

Theo Đông y, thịt lươn tính cam ôn, vào kinh tỳ can thận.

Công năng chủ trị: Bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt. Dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.

Cách dùng: Một con khoảng 300g – 400g nấu canh, hầm, xào, chiên rán, nướng, kho.

Chú ý: Người bị sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu không nên ăn.

Một số thực đơn dùng lươn chữa bệnh:

a) Canh lươn hầm hoàng kỳ thịt nạc: Lươn 1 con 300 – 400g (tuốt sạch nhớt, bỏ ruột), thịt heo nạc 100g, hoàng kỳ 15 – 20g, cho nước nấu chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho bệnh nhân nhức đầu chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi và suy nhược.

b) Lươn nướng tẩm gói xương sông, lá lốt: Lươn 1 con (tuốt sạch nhớt, bỏ ruột) tẩm ướp gừng tỏi và muối tiêu, dùng xương sông, lá lốt bao gói lại, nướng chín. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau sưng khớp, trĩ xuất huyết.

c) Lươn hầm bối mẫu: Lươn 250g làm sạch, xuyên bối mẫu 15g, bách hợp 30g, bách bộ 15g, ngũ vị tử 4g. Các dược liệu cho túi vải xô cùng nấu với thịt lươn, nấu chín nhừ, bỏ bã thuốc, cho muối tiêu và gia vị. Chia 1 – 2 lần trong ngày, ăn nóng trong bữa ăn, liên tục đợt 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân lao phổi, ho nhiều.

d) Lươn hầm hoàng kỳ đương quy: Lươn 300g, đương quy 15g, hoàng kỳ 30g. Hoàng kỳ, đương quy đựng trong túi vải xô để sẵn. Lươn làm sạch, xắt khía dọc theo thân. Tất cả cho vào xoong, thêm gia vị, rượu, gừng, hành, tỏi, muối trộn ướp đều; thêm nước vừa đủ. Đun to lửa cho sôi, vớt bỏ váng bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ, bỏ bã thuốc, cho thêm chút bột ngọt. Dùng cho người suy nhược sau bệnh nặng dài ngày huyết hư, khí hư (thiếu máu, gầy sút).

e) Tửu đôn mạn ngư: Rượu nhạt (hoàng tửu) 500ml, lươn (mạn ngư) 300g. Lươn làm sạch bỏ ruột, cho trong nồi nhôm, cho rượu, muối và nước lượng vừa đủ. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ ăn với chút tương dấm. Dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, lạnh tay chân, đại tiểu tiện xuất huyết.

Chữa mồ hôi ra nhiều ở chân tay: Lươn 1 con, nhân ý dĩ 50g, gạo nếp 50g ninh nhừ thành cháo, ăn trong ngày. Dùng liền 5 – 7 ngày.

Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g, hoài sơn 30g, bách hợp 30g, nước vừa đủ ninh nhừ, ăn trong ngày. Dùng nhiều ngày.

Thịt lươn nấu với ngó sen chữa bệnh rong kinh; nấu với rau dừa nước là thuốc bổ máu; ninh nhừ với mề gà chưa bệnh cam tích trẻ em.

TS. Nguyễn Đức Quang

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

9 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

1 day ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

1 day ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

1 day ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago