Theo đó, những trẻ có nguy cơ cao bị hen suyễn do yếu tố di truyền có thể giảm được khả năng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hô hấp nếu trẻ thường xuyên được cho bú mẹ.
Trong nghiên cứu này, các bác sĩ tại Bệnh viện nhi đồng Basel thuộc Trường ĐH Basel (Thụy Sĩ) tiến hành phân tích dữ liệu của gần 370 trẻ sơ sinh. Những thông tin về hồ sơ di truyền, tần suất và biểu hiện của những vấn đề liên quan đến hô hấp, tình trạng bú mẹ trong năm đầu tiên của trẻ.
Kết quả cho thấy trong số những trẻ mang biến thể gen 17q21 (đột biến gen được chứng minh làm tăng nguy cơ hen suyễn) thì nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn thấp hơn 27% ở những tuần trẻ có bú mẹ khi so với những tuần trẻ không được cho bú mẹ.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là kết quả đầu tiên cho thấy việc cho trẻ bú mẹ có thể làm thay đổi tác động của biến thể gen, nhờ đó giảm những biểu hiện do chúng gây nên.
(Theo Tuổi trẻ)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…