Categories: Dinh dưỡng

Loại thịt nào có thể ăn tái?

Không phải loại thịt nào bạn cũng có thể ăn tái mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần?

  • 1
  • 2
  • 3

Thức ăn thừa chỉ nên được hâm nóng lại một lần duy nhất. Quá trình nguội và hâm nóng thức ăn càng lặp lại nhiều lần, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm càng cao. Bởi lẽ quá trình thức ăn nguội là lúc vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển. Khi hâm nóng, đảm bảo thức ăn nóng cả bên ngoài lẫn bên trong. Ảnh: Food Network 

Thức ăn chín ở bên ngoài có nghĩa là đã chín ở bên trong.

  • Đúng
  • Sai

Phần lớn các cách nấu nướng là dùng nhiệt làm nóng thức ăn từ ngoài vào trong, vì vậy, bề mặt có thể đã chín nhưng phần trung tâm thì chưa. Đảm bảo phần bên trong được nấu chín kỹ thì mới có thể diệt được hết vi khuẩn. Ảnh: Tookapic

Loại thịt nào có thể ăn tái?

  • Thịt bò và thịt lợn
  • Thịt bò và thịt gà
  • Thịt bò và thịt cừu

Thịt bò và thịt cừu có thể ăn tái với phần thịt bên trong còn đỏ hồng, miễn là lớp thịt bên ngoài được nấu chín hoặc áp chảo đúng cách. Đây là một bước đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo diệt hết vi khuẩn ở phần thịt bên ngoài. Không nên ăn thịt gia cầm, thịt lợn, xúc xích hay burger tái. Vì đây là những loại thịt mà vi khuẩn có thể tồn tại ở mọi nơi trong miếng thịt chứ không phải chỉ có ở phần bên ngoài như bò hay cừu. Nếu không được nấu chín, thịt sẽ còn vi khuẩn. Ảnh: Malidate Van

Làm sao để biết thịt gà đã chín?

  • Nấu theo đúng thời gian chỉ định
  • Dùng đũa chọc vào miếng thịt, thấy nước chảy ra có màu trong suốt
  • Thịt có màu nâu vàng

Để biết thịt đã chín, bạn nên kiểm tra ở phần dày nhất của miếng thịt. Miếng thịt phải nóng đều, thịt không còn màu hồng và nước thịt chảy ra phải trong. Ảnh: Lukas

Khi nào nên vệ sinh các bề mặt trong căn bếp?

  • Ngay sau khi sơ chế thức ăn
  • Khi thấy bẩn
  • 1 lần/tuần
  • 2 lần/tuần

Không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường, do đó, bạn sẽ không biết tay hay các kệ bếp có sạch hay không. Do đó, bạn nên rửa tay và bề mặt bếp trước và ngay sau khi sơ chế thức ăn. Vệ sinh dụng cụ và các bề mặt còn giúp tránh lây nhiễm chéo, tránh cho vi khuẩn từ thịt lây sang các thực phẩm khác. Hãy luôn dọn dẹp căn bếp của mình gọn gàng và sạch sẽ. Bởi đây chính là nơi xuất phát của những món ăn ngon cho tất cả thành viên trong gia đình.

Ảnh: Ela Haney

Bảo quản thịt sống trong ngày, nên để ở đâu trong tủ lạnh?

  • Ngăn trên cùng của tủ mát
  • Ngăn giữa của tủ mát
  • Ngăn cuối của tủ mát

Nếu dùng trong ngày, phần thịt sống nên được bọc kỹ và lưu trữ ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Tránh để nước thịt rớt ra ngoài và vào các thực phẩm khác, có thể gây lây nhiễm chéo. Ảnh: Lukas

Tại sao nên lau khô tay sau khi rửa?

  • Vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn khi tay ướt
  • Để tránh làm tay bị lạnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Tránh nước giọt xuống sàn, gây mất vệ sinh

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh vi khuẩn lây lan dễ dàng và rộng hơn trong môi trường ẩm ướt, vì vậy, luôn nhớ lau khô tay sau khi rửa. Ngoài ra, các bạn cũng nên học cách rửa tay thường quy để đảm bảo tay được rửa sạch. Ảnh: Burst

Mộc Linh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

6 hours ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

2 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

2 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

2 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

4 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

4 days ago