Categories: Sức khoẻ

Lái xe cấp cứu 115: Dù là mùng 1 Tết, hễ có chuông báo lại lên đường

Khi các gia đình đang sum vầy bên nhau đón Tết, các anh lái xe cấp cứu 115 vẫn ngồi bên đường dây nóng, ăn bữa cơm vội để đưa bệnh nhân đến bệnh viện một cách nhanh nhất.

Năm sắp hết, những bộn bề cứ dày thêm

Công việc này không đơn thuần là lái xe, các anh còn là người nắm giữ vận mệnh, mạng sống của người khác khi đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết. Chính vì thế, dù đêm đông rét mướt căm căm hay cả khi trời mưa bão tầm tã, chỉ cần dứt hồi chuông đầu tiên báo có cấp cứu, các anh lại lên đường.

Đó là chân dung đội ngũ những người lái xe cấp cứu hoạt động 24/24 giờ, dù là ngày cuối tuần, nghỉ lễ hay Tết Nguyên đán.

Xe bắt đầu chuyển bánh đi đến nơi bệnh nhân cần cấp cứu, một hình ảnh rất quen thuộc nhưng không mấy ai hiểu hết được công việc của các anh.

Tâm sự về công việc của mình, anh Hoàng Đình Hách (50 tuổi), một người đàn ông có thâm niên hơn 30 năm lái xe cấp cứu chia sẻ: “Trước đây tôi công tác trong lĩnh vực quân đội, sau đó chuyển về đơn vị Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội làm việc. Khi làm công việc này, tôi xác định bản thân sẽ vất vả, không có giờ giấc ổn định. Nhưng đã là cái duyên thì sẽ vui vẻ với mối lương duyên trong nghề ấy”.

Trong màn đêm vắng lặng, chiếc xe cấp cứu lao ra giữa trời lạnh căm căm chạy đến nơi có bệnh nhân đang chờ sẵn. Công việc bận rộn là vậy, nhưng không tránh khỏi những lúc người nhà bệnh nhân ức chế, buông những lời lẽ, cử chỉ khó có thể chấp nhận được.

“Làm công việc này cũng nhưlàm dâu trăm họ, vui ít buồn nhiều. Định hướng công việc vậy rồi nên không làm khác được, chỉ biết tạo ra niềm vui với công việc mà thôi”, anh Hách trầm ngâm.

Anh Hách tâm sự về những bộn bề trong công việc ngày cuối năm.

Chia sẻ thêm về nỗi buồn của những người lái xe, anh Hách và đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với gia đình bệnh nhân trong thời điểm căng thẳng nhất.

“Nhà ai cũng vậy thôi, khi trong nhà có người thân đang nguy kịch, đều bối rối và lo lắng. Trong thời điểm đó, rất nhiều gia đình vì áp lực nên dễ nổi nóng, cau có với cả nhân viên, bác sĩ cấp cứu”, anh giải thích.

Vì cái tâm của người lái xe cấp cứu cộng với tính chất công việc đã tạo ranhững con người biết cảm thông, nhẫn nại.

Anh Hách cho hay: “Nếu lúc gia đình đang căng thẳng buông những lời lẽ khó nghe,chúng tôi cũng góp lời vào thì rất dễ tranh cãi.Nghề nghiệp đã rèn cho chúng tôi được sự nhẫn nại. Chúng tôi luôn xác định làm hết cái tâm, cái đạo nghề nghiệp là trọn vẹn rồi”.

Hơn 30 năm làm việc tại Trung tâm Cấp cứu 115, anh Hách chứng kiến vô vàn những mảnh đời. Mỗi hoàn cảnh là một câu chuyện. Người có hoàn cảnh éo le, con cái bỏ rơi, không chăm sóc, có người mới chưa qua tuổi băm đã phải cấp cứu do gây gổ, chấn thương nặng.

Nói về công việc trong những ngày Tết, anh Hách cho biết, có những năm lịch trực đúng vào ngày mùng 1 Tết. Bước chân ra đường, phố xá vắng hoe. Vợ con dù không muốn nhưng phải chấp nhận. Vì đó là công việc.

“Nhớ có lần, vào một đêm mưa phùn, dịp cuối năm gió lạnh thấu xương, khi tôi đang ngủ thì nghe chuông báo cuộc gọi có tai nạn xảy ra cần xe cấp cứu đến ngay. Tôi vội dậy chuẩn bị quần áo lên đường. Đi đến nơi, con phốvắng tanh không một bóng người. Gần đó chỉ thấy một quán nhậu vẫn chưa hết khách. Chúng tôi gọi lại vào số máy báo lên đường dâynóng, chỉ nhận được thông báo thuê bao không liên lạc được. Có lẽ, một thanh niên nào đó lấy chúng tôi ra làm trò đùa vui”,anh Hách cười chua chát.

Niềm ao ước nhỏ nhoi

Tết đang đến gần, những vụ tai nạn, những vụ ngộ độc thức ăn xảy ra liên tiếp. Mỗi ngày xe cấp cứu phải chạy bình quân 20 chuyến.

“Có lần vừa bưng bát cơm lên thì có chuông báo. Tôi đànhdừng đũa và chạy nhanh về phía xe để đi cho kịp giờ. Đều như vắt chanh, tuần nào tôicũng trực 2 ngày /tuần và công việc chưa lúc nào thấy rảnh rỗi”, anh Hách nói thêm.

Bên cạnh đó, khi còi xe cấp cứu vang lên trên phố cũng là lúc tính mạng một con người đang ở tình thế rất nguy hiểm. Cho nên, khi nói về ước mong, anh Hách bày tỏ: “Chỉ mong người tham gia giao thông có ý thức chia sẻ nỗi lo lắng này, nhường đường cho chúng tôi để việc cứu người được diễn ra một cách nhanh nhất. Đó cũng là điều mà lúc nào anh em chúng tôi ước ao từ lâu”.

Xuân đang đến gần, ai cũng hối hả sắm tết và trở về tổ ấm sum vầy, hạnh phúc. Trên những nẻo đường, những con phố vẫn vang lên tiếng còi xe cấp cứu gấp gáp vội vàng không kể ngày đêm. Ở đó, các anh đang miệt mài hoàn thành nhiệm vụ và hỗ trợ cứu tính mạng của con người.

Cù Hiền

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

9 hours ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

15 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago