Mang thai

Kỳ diệu: Quá trình hình thành hệ hô hấp của thai nhi

Với các mẹ, cảm nhận những giai đoạn hình thành và phát triển của bé yêu trong bụng là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên. Từ những cảm giác ban đầu ốm nghẽn đến cảm thgai nhi đạp. Những hiểu biết của bạn về quá trình hình thành của bé là rất cần thiết và đầy thú vị.

Đầu tiên, phôi thai hình thành do sự thụ tinh của trứng và tinh trùng. Sau khi được thụ tinh, trứng trở thành hợp tử, một tế bào lưỡng bội duy nhất. Trải qua quá trình phân bào (hay quá trình phân cắt), hợp tử không có sự tăng trưởng đáng kể, dẫn đến sự phát triển của phôi đa bào.

Sau bốn tuần lễ trứng được thụ tinh và hình thành phôi phôi thai. Ở tuần thai thứ tư, hợp tử mang tế bào phát triển của bé sẽ hình thành ba lớp rõ rệt. Da và các cơ quan của bé sẽ hình thành bên trong. Lớp ngoài cùng sẽ hình thành não, hệ thống thần kinh, da, nhãn cầu. Lớp dưới cùng sẽ hình thành xương, mạch máu, tim và cơ quan sinh sản. Lớp giữa sẽ hình thành dạ dày ruột, phổi cùng các cơ quan nội tạng khác.

Sự hình thành các cơ quan nội tạng được gọi là sự tạo cơ quan. Đây được coi là dấu mốc đánh dấu sự ra hình thành rõ rệt của bộ máy hô hấp của bé. Những bộ phận khác nhau của hệ hô hấp như vùng mũi họng hầu, đường dẫn khí, cơ hô hấp, lồng ngực và phổi của bé có quá trình hình thành và phát triển khá riêng biệt.

Vùng mũi, họng, hầu.

Được hình thành rõ nét vào tuần thứ 6 của thai kỳ, và đến tuần thứ tám thì có thể quan sát thấy chóp mũi của bé. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ, mũi của bé chưa hoàn thiện hẳn, mà phát triển dần theo tuổi. Đến tháng thai kỳ cuối cùng, mũi của bé cũng còn rất ngắn và nhỏ do xương mặt chưa phát triển, và khi chào đời bé chỉ mới thở mũi, không thở miệng được. Xoang hàm cũng hình thành vào những tháng cuối của thai kỳ, nhưng rất hẹp, sau rộng dần ra trước và 2 bên nhờ cột sống cổ uốn cong dần, kết hợp với sự phát triển xương sọ mặt. Niêm mạc và hệ bạch huyết khi ở trong bụng mẹ còn rất mỏng, thanh quản hình thành nhưng lòng hẹp và rất mềm.

Đường dẫn khí

Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút! Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay và các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất, thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Các mầm răng bên trong miệng cũng được hình thành, và đường dẫn khí trong hệ hô hấp được hoàn thiện. Từ khí quản đến phế nang của bé hình thành rõ 23 lần phân nhánh, tiểu phế quản được tính thừ lần phân nhánh thứ 20. Từ lần phân nhánh thứ 17 ( tiểu phế quản hô hâp) mới có chức năng trao đổi khí, trước đó chỉ có chức năng dẫn khí. Hệ cơ trơn đuờng dẫn khí chịu tác động trực tiếp của Adrenalin và nor- adrenaline trong máu gây giãn phế quản. Hệ thần kinh phó giao cảm tác động thông qua dây X gây co cơ trơn. Các kích thích phó giao cảm bao gồm khói bụi, xúc động… Atropin ức chế phó giao cam gay giãn phế quản. Đường dẫn khí từ phế quản đến ống phế nang tăng dần về đường kính mô đàn hồi, cùng với sự xuất hiện của những vòng có trơn, xung quanh đường dẫn khí làm cho kháng lực ngày càng giảm. Vòng sụn nhỏ dần và biến mất ở các tiểu phế quản. Cấu tạo từ nay chỉ là những vòng cơ trơn, càng xuống dưới chỉ còn vài sợi cơ trơn mỏng. Từ đoạn này trở đi, đường dẫn khí được mở thông qua áp lực làm mở phế nang nên rất dể bị xẹp.

Cơ hô hấp – lồng ngực

Tuần lễ thứ 5 người mẹ mang thai, khi lồng ngực của bé nhô rõ, che chắn cho tim. Sang tuần thứ 6, khi bộ máy hô hấp hình thành rõ nét hơn, nếu siêu âm đã nhận ra tim thai bắt đầu đập, hệ hô hấp của bé bắt đầu có dấu kết nối với nhau thai của mẹ. Đến tuần thứ 7, bé đã có thể thực hiện hô hấp và thải những chất bẩn của bé ra ngoài túi ối. Đến tuần thứ 13 thai kỳ, khi bánh nhau thai phát triển cung cấp oxy cho thai nhi, bé đã bắt đầu có những dấu hiệu rõ nét thực hiện hô hấp, và lúc này, cơ hô hấp đã có cơ chết hoạt động. Số lượng sợi cơ và hệ võng nội cơ tương (sarcoplasmic reticulum) vẫn còn tiếp tục phát triển sau khi bé ra đời. Từ tuần 24 đến 32 của thai kỳ, mặc dù bé vẫn nhận được lượng oxy từ bánh nhau, nhưng phổi của bé sẽ chỉ bắt đầu hoạt động để tự nhận oxy ngay sau khi bé được sinh ra. Để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau này, phổi bé đã bắt đầu sản xuất ra chất surfactant.Các cơ hô hấp và lồng ngực tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé ra đời. Nếu trẻ sinh non, cơ hòanh rất mau “ mệt” do hệ võng nội cơ tương chưa phát triển. Hệ sụn xương, cơ hô hấp tiếp tục phát triển. Lúc sinh lồng ngực mềm, dễ biến dạng. Cho đến 1 tuổi lồng ngực của bé mới có thể giống như người lớn.

Sự phát triển của phổi

Quá trình biệt hóa của hệ hô hấp bắt đầu từ tuần thứ 4-5 của thai nhi, hình thành phổi của bé, khi mầm phổi nguyên thủy thoát khỏi ống nội bì để phân chia thành tế bào đảm trách các chức năng khác nhau trong bộ máy hô hấp. Biệt hóa của phế nang bắt đầu từ tuần 25 đến lúc sinh trẻ sơ sinh có khoảng 70 triệu đơn vị phế nang hoàn chỉnh có thể đảm bảo cho cử động hô hấp. Để duy trì sức căng bề mặt của phế nang sau cử động hô hấp đầu tiên cần phải có đủ chất surfactant, chất này chỉ có đủ từ sau tuần thứ 32 của thai. Surfactant là 1 hợp chất gồm 3 thành phần chính: Dipalmitoyl lecithine, Surfactant apoproteine và ion calci. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang do đó chống lại lực đàn hồi của phổi nên phổi ít có khuynh hướng co xẹp. Nếu không có chất hoạt diện, nguy cơ co xẹp phổi rất lớn. Ở trẻ sơ sinh nhỏ tháng, chưa có đủ Surfactant nên dễ bị suy hô hấp do có những chỗ phổi bị xẹp xen kẽ với chỗ ứ khí nhưng không trao đổi được, gọi là bệnh màng trong.

Sự tạo Surfactant được kích thích bởi Glucocorticoides và hormone giáp trạng nên người ta tiêm corticoides cho những bà mẹ chuyển dạ sinh non để giúp trẻ sơ sinh trưởng thành hơn.

Trong bào thai, phổi là 1 tạng đặc không chứa khí, sự hô hấp tế bào chủ yếu nhờ vào sự trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua hệ tuần hoàn bào thai. Chỉ có khoảng 10% máu từ động mạch phổi đi lên phổi và 90% không qua phổi mà đi tắt qua lổ bầu dục và ống động mạch vào động mạch chủ xuống. Sức cản (resistance) của hệ động mạch phổi bào thai cao, gấp rưỡi hệ động mạch phổi, nên thất phải ưu thế hơn thất trái.

Đến tuần thứ 37 của thai kỳ, phổi của bé đã trưởng thành và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Đây là bước cuối cùng khẳng định hệ hô hấp bé yêu của bạn đã hoàn thiện. Bé đã sẵn sàng cho một cơ thể khỏe mạnh sống độc lập.

Bài liên quan: Nồng độ hCG cho ta biết rất nhiều điều về bất thường, tuổi thai hCG là gì?

Yhocvn.net (Theo mangthai)

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago