Categories: Thuốc

Kinh nghiệm dùng rau sam làm thuốc

Rau sam mọc tốt ở khắp nơi quanh nhà ngoài sân, trong vườn, ngoài ruộng, ven đường… Ngoài làm rau ăn, nó còn được dùng để chữa nhiều bệnh phổ biến ở cộng đồng.

Rau sam mọc tốt ở khắp nơi quanh nhà ngoài sân, trong vườn, ngoài ruộng, ven đường… Ngoài làm rau ăn, nó còn được dùng để chữa nhiều bệnh phổ biến ở cộng đồng. Rau sam còn gọi mã sĩ hiện, trường thọ. Rau sam chứa nhiều nước, đạm, đường, chất béo, chất xơ, canxi, photpho, sắt, magiê, kali, caroten, các vitamin B, C, E, các axit béo đặc biệt là omega-3 với tỷ lệ, axit glutamic, axit nicotinic, axit malic…

Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau. Để làm thuốc chọn loại đỏ to bậm toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số cách dùng rau sam trị bệnh.

Rau sam không chỉ là loại rau dân dã, mà còn là vị thuốc trị lỵ, sốt, mụn nhọt…

Trẻ em đi lỵ: rau sam tươi giã vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam cùng 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.

Sốt phát ban, nổi mẩn: rau sam giã lấy nước cốt uống, bã xoa lên người.

Lậu nhiệt đái dắt đái buốt đỏ sẻn: rau sam sống giã lấy nước uống.

Ngộ độc thuốc: rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

Kiết lỵ ra máu: rau sam 200g thái nhỏ, nấu với 100g nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

Hậu sản tiểu tiện không thông: rau sam tươi 100g giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

Hậu sản ra huyết: rau sam tươi 200g hoặc khô 60g sắc uống chia 2 lần/ngày.

Tẩy giun móc: rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

Môi miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

Đau răng: nước cốt rau sam hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: rau sam tươi giã đắp lên.

Nấm tóc nấm chân, chốc đầu: rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương. Hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

Ho gà (ho bách nhật): rau sam 100g đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.

Ho ra máu: uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hàng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc.

Ngứa âm đạo: rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

Trĩ: rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hàng ngày trong 1 tháng.

Côn trùng, rắn rết cắn: giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, dời leo, ong muỗi đốt…). Với rắn phải đưa đi bệnh viện. Rau sam chỉ để sơ cứu và hỗ trợ.

BS. Phó Thuần Hương

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

2 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

2 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

2 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

4 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

4 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

4 days ago