Trong cơ thể, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể không cố định mà giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng như gặp nạn, bị lạc trọng rừng, lênh đênh trên biển….không có nước uống trong thời gian 24h thậm chí vài ngày cơ thể sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Theo cấu tạo, cơ thể con người luôn có sự cân bằng động (homeostasis) giữa lượng nước mất đi qua nước tiểu, phân, nước bọt, mồ hôi… và lượng nước bù đắp lại qua thức ăn, nước uống và chuyển hóa thức ăn tạo ra. Các chỉ số về lượng nước luân chuyển, mất đi (thải ra) và thu nhận (uống vào) trung bình là 2.500 ml. Tuy nhiên khi mất sự cân bằng động này con người sẽ lâm bệnh. Vậy có thể nhịn uống trong thời gian bao lâu, không uống nước trong 24 giờ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Mọi quá trình chuyển hóa, phát triển của tế bào xảy ra trong nước, là môi trường cho các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể qua việc thải mồ hôi và hô hấp, chất bôi trơn cho khớp, giúp tẩy rửa và thải chất độc qua nước tiểu….Cơ thể con người luôn có sự cân bằng động (homeostasis) giữa lượng nước mất đi qua nước tiểu, phân, nước bọt, mồ hôi, thở, và lượng nước bù đắp lại qua thức ăn, nước uống và chuyển hóa thức ăn tạo ra. Hàng ngày, lượng nước luân chuyển, mất đi (thải ra) và thu nhận (uống vào) trung bình là 2.500 ml. Do đó mất sự cân bằng động này sẽ khiến con người lâm bệnh.
Khi nhịn khát, cơ thể không đủ nước khiến nhiều hệ thống chức năng bị ảnh hưởng như các tế bào thần kinh não, neuron, bị “teo lại” khiến việc điều khiển thận giảm lọc, nước tiểu sẽ ít đi; Hệ thống điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ gây nóng, huyết áp thay đổi…Không uống nước trong 24 giờ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể dẫn đến khát nước, khô miệng, khô môi, khô mắt. Triệu chứng nặng hơn gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiểu ít, nước tiểu đậm màu. Không uống nước trong thời gian dài còn dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề thường ngày, tâm trạng cáu gắt, phiền não, trầm cảm ở thể nhẹ.
Đối với hệ tiêu hoá, không uống nước trong 24h dẫn đến giảm lượng nước khiến phân trở nên cứng hơn và khó đi tiêu. Thiếu nước còn gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột bởi nước chính là yếu tố cần thiết cho sự sống và hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Thiếu nước có thể làm thay đổi môi trường trong đường ruột, làm giảm sự sinh trưởng và hoạt động của các vi khuẩn có lợi.
Khi không có đủ nước, vi khuẩn có lợi có thể suy giảm đồng nghĩa với việc vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh (dysbiosis).Thiếu nước còn dẫn đến táo bón làm chậm sự di chuyển của chất thải và vi khuẩn trong đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây ra viêm nhiễm hoặc nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Nước là thành phần quan trọng của dịch nhầy bao phủ niêm mạc ruột, giúp bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại và các chất độc hại. Vì vậy khi thiếu nước sẽ dẫn đến giảm chức năng hàng rào niêm mạc ruột. Khi thiếu nước, sản xuất dịch nhầy giảm dẫn đến giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc ruột, tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc.
Nước cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy thiếu nước có thể làm giảm hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột.
Thiếu nước có thể làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi, góp phần vào mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nước giúp cơ thể loại bỏ chất thải và độc tố qua đường tiểu và phân. Do đó khi thiếu nước, khả năng loại bỏ chất thải giảm, có thể dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong đường ruột. Không chỉ vậy, môi trường khô và thiếu nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm trong đường ruột.
Từ những phân tích trên cho thấy việc duy trì đủ lượng nước hàng ngày là việc làm quan trọng cho sức khỏe và hoạt động của hệ vi sinh đường ruột nói riêng, sức khỏe nói chung. Để duy trì một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh các chuyên gia khuyến cáo người dân cần uống đủ nước từ 1,5 đến 2,5 lit/ngày/người, duy trì chế độ ăn uống khoa học và thực hiện các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa như bổ sung chất xơ và probiotics.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Muốn có làn da tươi trẻ hãy uống nước theo thời gian biểu này
Top 10 loại đồ uống lợi khuẩn siêu tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Cho bé uống nước bao nhiêu là đủ?
Thay đổi kỳ diệu khi dừng nước ngọt và chỉ uống nước lọc trong 30 ngày
Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…