Ăn đêm – mọi thói quen mà rất nhiều người sở hữu trong cuộc sống tất bật hiện tại, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Mì gói, cơm nguội hay thậm chí các loại bánh ngọt đều là những lựa chọn của những “cú đêm” mỗi khi cảm thấy đói bụng vào khung giờ tối muộn. Mặc dù vậy, một nghiên cứu khoa học mới cho thấy nếu con người tiếp tục giữ thói quen này trong thời gian dài thì họ sẽ dần dần tàn phá chính bộ não của mình.
Các nhà khoa học của đại học California đã nhận định rằng việc đảo lộn nhịp sinh hoạt như vây rất có hại cho não bộ, họ đã thực hiện một thí nghiệm trên chuột để chứng minh cho giả thuyết của mình. Thực tế, chuột là động vật ăn đêm và ngủ ngày, đội ngũ nghiên cứu đã chia những con chuột thành 2 nhóm: một nhóm sinh hoạt theo bản năng gốc của chúng và một nhóm bị ép phải đi kiếm ăn vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Sau vài tuần theo dõi, nhóm chuột phải sinh hoạt theo cách khác thường đã có những biểu hiện lạ như chúng thường bất ngờ tỉnh giấc vào thời gian ngủ và các biểu kiến sinh học có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là khả năng hoạt động của não.
Dựa trên những kết quả kiểm tra, các nhà khoa học đã phát hiện những con chuột sinh hoạt khác thường bị suy giảm nghiêm trọng về hàm lượng protein CREB (nhân tố phản ứng AMP vòng, dịch từ cAMP response element-binding protein), đây là một mắt xích quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu nội bào, nó được xem là chất truyền tín hiệu thứ hai trong tế bào vì bản thân nó sẽ hoạt hóa các enzyme PKA có tác dụng thay đổi hoạt tính một số loại protein trong tế bào. Đối với bộ não, nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc động vật ghi lại những kiến thức mới và hình thành những vùng lưu trữ bộ nhớ. Ngoài ra, đội ngũ nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng hiện tượng tương tự có thể xảy ra với con người vì CREB có mặt ở tất cả những động vật có hệ thần kinh phát triển, nhưng họ cũng thừa nhận rằng vẫn là quá sớm để khẳng định một cách chắn chắn.
Chuyên gia sinh học Dawn Loh, tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thể xác định một cách chắc chắn về vấn đề này mặc dù CREB là thứ bất kỳ loài động vật có vú nào cũng có. Chúng tôi vẫn đang xây dựng một bài kiểm tra về nhận thức và tư duy để có thể tiến hành thí nghiệm kiểm điện đối với con người. Về cơ bản, việc con người điều chỉnh nhịp sinh hoạt ngày càng muộn đã gây ra không ít tác động đến bộ não và hệ thân kinh của mình”. Ngoài ra, chuyên gia này cũng cho biết nếu ăn đêm quá nhiều thì các cơ quan tiêu hóa và hệ thống nội tiết sẽ phải điều chỉnh theo thói quen của cơ thể, điều này sẽ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe con người.
Trước đây, không ít các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng ăn đêm quá no sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền tín hiệu đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại trong khi đáng nhẽ chúng phải được nghỉ ngơi. Một khi những tín hiệu này lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ, kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh. Chưa hết, tình trạng thiếu ngủ làm tăng nồng độ cortisol và dẫn đến tăng cân, đặc biệt là phần bụng.
Tham khảo ScienceAlert
Nguồn: GenK
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…