Categories: Tin tức

KHẨN CẤP: Ngay lúc này, bão số 12 giật cấp 15 đổ bộ vào miền Nam nước ta, mức độ tàn phá sát mức THẢM HỌA, sẽ có sóng cao 7 mét, hàng nghìn người vẫn đang mắc kẹt

Bão số 12 đã đổ bộ vào Khánh Hoà – Ninh Thuận với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Bão số 12 đang hoạt động rất mạnh trên biển Đông

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó trưởng phòng dự báo khí tượng hạn ngắn, TT Dự báo Khí tượng thủy văn TƯ đánh giá đây là cơn bão di chuyển nhanh, cường độ mạnh nên hoàn lưu mở rất rộng.

Từ sáng nay, trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 9-11, giật cấp 14, các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11.

Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Ngày mai, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Sóng biển có thể cao 7m, di dời 380.000 dân

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) đang có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) đang có gió mạnh cấp 6-7. Đến đêm nay gió tăng lên cấp 8-9, gần sáng mai tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Lưu ý nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5-1,0m, sóng ngoài khơi vùng tâm bão cao từ 5-7m, vùng ven bờ từ 2-4m.

Bão kết hợp với không khí lạnh mạnh sẽ gây mưa rất to cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Theo kế hoạch ứng phó với bão của Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, tổng số người dự kiến di dời là trên 75.000 hộ với 386.000 nhân khẩu. Trong đó, Bình Định có số dân dự kiến sơ tán cao nhất với hơn 93.000, tiếp đến là Khánh Hòa 92.000, Phú Yên trên 85.000 người.

Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã cấm biển từ hôm qua. Riêng Khánh Hòa cho học sinh nghỉ từ 12h trưa nay.

THÔNG TIN UPDATE MỚI NHẤT: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Hồi 16h ngày 3/11, vị trí tâm bão cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Đường đi của bão

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4, tức là sát mức thảm họa – cấp 5 (cao nhất).

Ngay trong chiều nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã vào “rốn bão”, trực tiếp chủ trì chỉ đạo cuộc họp trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa, nơi tâm bão 12 có thể đổ bộ, để kết nối với đầu cầu Hà Nội và các tỉnh bão đi qua hoặc bị ảnh hưởng.

Được biết, chiều 3-11, kế hoạch di dời, sơ tán dân tại các vùng xung yếu thuộc các tỉnh chịu ảnh hưởng bão số 12 đã được bổ sung tăng từ hơn 380.000 dân lên hơn 426.000 dân cần sơ tán.

426.000 dân cần sơ tán

16g30, tổng hợp từ Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai, các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm 60.547 tàu với 288.626 lao động.

Đối với 8 tàu của tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu với 61 lao động hoạt động trong khu vực nguy hiểm, đến 16g30 các tàu trên đã nhận được thông tin về bão, đã di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, còn 1 tàu với 7 lao động hoạt động tại khu vực DK1 không liên lạc được.

Hiện Bộ đội biên phòng, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hằng hải khu vực 3 đang phối hợp tìm kiếm-đây là tàu ngày 2-11 neo đậu tại khu vực Bãi Đá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về tình hình di dời dân, các tỉnh đã có kế hoạch sơ tán 96.452 hộ/426.883 người, trong đó sơ tán tập trung 56.417 hộ/226.934 người, sơ tán tại chỗ 40.035 hộ/199.949 người.

Tại tỉnh Khánh Hòa đã sơ tán 1.269 hộ/5.939 người, theo kế hoạch dự kiến sơ tán 33.384 hộ/133.535 người.

Tỉnh Phú Yên hiện đang tổ chức sơ tán dân, theo kế hoạch sẽ sơ tán 22.376 hộ/85.086 người.

Tại tỉnh Bình Định hiện chưa sơ tán, tuy nhiên, kế hoạch cũng dự kiến sơ tán 13.591 hộ/93.199 người.

Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các lực lượng đang tổ chức sơ tán dân, theo kế hoạch sơ tán 18.299 hộ/79.854 người.

Tại tỉnh Bình Thuận, dù chưa sơ tán dân, nhưng theo kế hoạch dự kiến sơ tán 8.802 hộ/35.209 người. Hiện tại, cả 6 tỉnh kể trên đã thực hiện cấm biển.

Tỉnh Khánh Hoà đã cho học sinh nghỉ học từ đầu giờ chiều 3-11.

Về tình hình đê điều, theo báo cáo các tuyến đê trong khu vực mới chỉ được thiết kế với bão cấp 9, 10, triều trung bình 5%.

Bình Thuận lên phương án di tản du khách

Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bình Thuận đã xây dựng phương án di dời, sơ tán du khách đang lưu trú tại các điểm du lịch ven biển của tỉnh này nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó với diễn biến phức tạp của cơn bão số 12.

Theo đó, nhằm chủ động triển khai đối phó với cơn bão số 12, bảo đảm an toàn cho du khách đang lưu trú tại địa phương, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bình Thuận xây dựng các phương án bảo đảm an toàn cho du khách và khách lưu trú.

Đối với các cơ sở lưu trú đã xây dựng kiên cố, chịu được gió cấp 12 thì phải sơ tán du khách từ nơi không an toàn đến nơi an toàn. Nếu du khách quá đông, cơ sở lưu trú phải thực hiện di tản theo phương án của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận.

Đối với cơ sở lưu trú xây dựng bán kiên cố hoặc không kiên cố, sở đề nghị các chủ cơ sở lưu trú phải di tản du khách đến các trường học, trụ sở khu phố, Doanh trại quân đội, Đồn biên phòng, trụ sở công an phường, những điểm có xây dựng kiên cố gần nhất,…

Người dân gia cố kè thôn Mỹ Phú 2, xã An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) chống bão số 12- ảnh MẠNH HOÀI NAM

Nhiều khách nước ngoài lo sợ bão, trú lại khu du lịch Mũi Né

Đến khoảng 17h ngày 3-11 tại khu du lịch biển Mũi Né (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), lượng khách đổ về ít hơn so với những ngày cuối tuần. Các khách nước ngoài đang lưu trú ở đây vẫn đi thanh thản đi dọc bờ bở hóng mát hoặc tạt vào các quán ăn ven biển.

Igok, một du khách Nga đang ngồi ở một quán ăn trước biển, cho hay: “Tôi đến Việt Nam một tuần rồi và đến Mũi Né để nghỉ ngơi. Khi đến đây, công ty du lịch có thông báo có bão sẽ vào Bình Thuận. Tôi đón nhận tin bão bình thường vì nơi tôi sống thường xảy ra thiên tai, động đất”.

Nhắc đến các tour du lịch đến khu du lịch Mũi Né, anh Minh – một hướng dẫn viên – cho biết: “Do có tin bão nên nhiều du khách nước ngoài, chủ yếu là khách Nga đến Mũi Né đã cư trú ở lại, không dám tiếp tục đi tour. Hiện các công ty du lịch đang thất thu vì nhiều chuyến đã bị hủy do sợ bão đến”.

Cũng tại Mũi Né, ghi nhận ven biển cho thấy khách không xuống biển tắm. Nhiều ngư dân cũng đã đưa tàu thuyền, thúng vào neo đậu. Tranh thủ thời gian rảnh, nhiều ngư dân đã tranh thủ đan vá lại lưới, vệ sinh thúng, thuyền trong khi đón cơ bão đến.

Thỉnh thoảng, TP. Phan Thiết đã cho xe chở loa phóng thanh đi dọc biển cảnh báo về cơn bão số 12 cho du khách và người dân.

Khánh Hòa: Hơn 4.300 khách mắc kẹt trên đảo

Đại tá Hồ Thanh Tùng – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa – cho biết: “Thời điểm hiện tại, không cho bất cứ một tàu thuyền nào được chở khách du lịch vào bờ nữa. Do đó, số khách này sẽ tạm trú trên các điểm du lịch đến khi hết bão”.

Hiện tại có 4.327 khách du lịch trong đó 2.217 khách nước vẫn đang ở các điểm du lịch Vinpearl, Hòn Tằm, Bình Ba… không thể vào bờ.

Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã thành lập 3 đoàn công tác tập trung ở ba địa bàn xung yếu Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa tổ chức chỉ đạo, ứng phó, triển khai các công tác phòng chống tại chỗ. Tập trung liên lạc đến tận các tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu 100% các chủ lồng bè tại Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh không được ở lại. Bộ chỉ huy và các đồn biên phòng huy động 70% quân số sẵn sàng ứng phó, cơ động, giúp dân khi có sự cố xảy ra.

Phó Thủ trướng Trịnh Đình Dũng: “Không để một người dân nào trên biển”

Chiều 3-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ đến Phú Yên chỉ đạo công tác đối phó bão số 12 đang đổ bộ vào đất liền.

Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Phú Yên không để một tàu thuyền, kể cả tàu thuyền nước ngoài và người dân nào ở trên vùng biển Việt Nam, bảo vệ lồng bè nuôi trồng thủy sản; chủ động sơ tán dân ở các vùng nguy hiểm, ngập sâu, bão lớn và nhà không đảm bảo an toàn, cần thiết dùng biện pháp cưỡng chế; bảo vệ an toàn các công trình đã và đang xây dựng, chằng chống nhà cửa, cây cối, cột điện….

Phó thủ tướng yêu cầu cac địa phương theo dõi 24/24 giờ các công trình hồ đập để chủ động vận hành, xử lý mất an toàn khi mưa lớn; chủ động lực lượng tại chỗ để xử lý mọi tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra và huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại chỗ kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, tránh thiệt hại về kinh tế. Tất cả không được chủ quan.

Phó Thủ tướng đã thị sát công trình Kè chống xói lở ven bờ biển khu vực xóm Rớ giai đoạn 2 dài 1.155m, vốn đầu tư 240 tỷ đồng, đang bị triều cường, sóng biển xâm thực, bồi lấp.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương gia cố khu vực xung yếu, tuyệt đối không được để xuất hiện các vị trí xói lở mới.

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đến 15 giờ chiều ngày 3-11, hồ thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ xả lũ và chạy máy đạt tổng lưu lượng hơn 3.200m3/s.

Video: Khi Cơn Bão đi Qua Thật Khủng Khiếp

Theo Vietnamnet

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago