Ca phẫu thuật trải qua 9 giờ đồng hồ được đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm tại Bệnh viện Cleveland , bang Ohio, tiến hành. Theo AP, bệnh nhân 26 tuổi đang trong tình trạng ổn định. Người hiến tặng tử cung là một phụ nữ đã qua đời.
Các bác sĩ Bệnh viện Cleveland cho biết mục tiêu của kỹ thuật ghép tử cung là giúp những phụ nữ khi sinh ra không có tử cung, hoặc tử cung bị tổn thương, dị dạng có cơ hội mang thai và sinh con. Nữ bệnh nhân 26 tuổi khẳng định cô khao khát được mang thai và sinh con. “Tôi thèm muốn trải nghiệm mang thai, được nghén, được thấy con mình động đậy trong bụng…”, cô gái nói.
|
Các bác sĩ Bệnh viện Cleveland thực hiện ca ghép tử cung đầu tiên. Ảnh: Cleveland Clinic. |
Người đứng đầu nhóm phẫu thuật ghép tử cung của Bệnh viện Cleveland là bác sĩ Andreas G. Tzakis. Ông từng thực hiện 4.000-5.000 ca phẫu thuật ghép gan, thận và các nội tạng khác. Để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật lịch sử này, ông đến Thụy Điển để học hỏi kinh nghiệm từ các bác sĩ thuộc Bệnh viện ĐH Gothenburg – những người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công phẫu thuật ghép tử cung.
Nhiều người lo ngại ghép tử cung sẽ có nhiều rủi ro y tế, bao gồm nguy cơ đào thải tử cung cấy ghép và phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài, không giống như những ca ghép thận hoặc ghép tim. Điều này cho thấy, bệnh nhân ghép tử cung rất vất vả và phải chi trả tốn kém.
Song, tiến sĩ Andreas Tzakis cho biết những rủi ro khi ghép tử cung không lớn hơn so với cấy ghép cơ quan nội tạng khác. Đặc biệt, người nhận tử cung cấy ghép có thể quyết định được thời gian tử cung này tồn tại trong cơ thể, bởi sau khi bạn sinh con xong, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.
Theo bác sĩ, cái khó trong việc cấy ghép tử cung đó là việc lấy tử cung từ người hiến. Công việc này đòi hỏi nhiều hơn so với cắt bỏ tử cung thông thường. Tử cung và các mạch máu được ghép bên trong xương chậu của người nhận. Trước khi đóng ổ bụng, bác sĩ phẫu thuật phải kiểm tra lưu lượng máu và cácmạch máu, dây chằng sao cho tốt để duy trì một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Bệnh nhân được ghép tử cung sẽ phải chờ một năm trước khi có thai. Đó là khoảng thời gian cần thiết để người bệnh phục hồi sức khỏe và để các bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc cần uống nhằm ngăn chặn nguy cơ đào thải tử cung cấy ghép. Sau đó, người bệnh sẽ được cho thụ tinh nhân tạo để có thai.
Trước cuộc phẫu thuật trên diễn ra, các bác sĩ Bệnh viện Cleveland đã phẫu thuật hút trứng của nữ bệnh nhân, cho thụ tinh với tinh trùng của người chồng và làm đông lạnh. Sau một năm, phôi thai sẽ được đưa vào tử cung mới của người phụ nữ này. Sau khi bệnh nhân sinh một hoặc hai con, các bác sĩ phải thực hiện cuộc phẫu thuật mới để cắt tử cung này ra khỏi cơ thể cô. Khi đó, cô sẽ không còn phải uống thuốc chống đào thải thường xuyên nữa.
Bệnh viện Cleveland quyết định thực hiện 10 ca phẫu thuật ghép tử cung mang tính chất thử nghiệm. Sau đó, các lãnh đạo bệnh viện sẽ quyết định có cung cấp dịch vụ này thường xuyên hay không.
Tại Thụy Điển đã có 9 phụ nữ được ghép tử cung và ít nhất 5 người trong đó đã sinh con khỏe mạnh. Ước tính ở Mỹ có khoảng 50.000 phụ nữ mong muốn được cấy ghép tử cung để sinh con. Bác sĩ Tzakis cho biết phụ nữ không có tử cung hoặc tử cung bị tổn thương có thể nhận con nuôi hoặc nhờ người đẻ thuê. Tuy nhiên nhiều phụ nữ không chấp nhận hai giải pháp này vì các lý do cá nhân, văn hóa hoặc tôn giáo. Do đó phẫu thuật ghép tử cung là niềm hi vọng duy nhất đối với họ.
Linh Nga
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…