Huyết tương: Vai trò, chức năng, khi nào cần truyền huyết tương
Huyết tương là một trong hai thành phần chính của máu, là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt chứa chủ yếu là nước. Huyết tương chiếm tới 55 -65% tổng lượng máu trong cơ thể. Huyết tương có vai trò vận chuyển nguyên liệu quan trọng của cơ thể như glucose, sắt, oxy,… Bệnh nhân chảy máu cấp hoặc thiếu antithrombine III,… thường được chỉ định truyền huyết tương.
Thành phần huyết tương bao gồm: nước chiếm 90-92%, ngoài ra còn có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, các enzym, hormon, vitamin.
Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể. Ví dụ như sau bữa ăn huyết tương có màu vàng đục, sau khi ăn từ 1-2 giờ sẽ chuyển sang màu vàng chanh. Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng trong truyền máu vì có thể gây sốc, dị ứng cho người bệnh.
Vai trò của huyết tương trong máu là gì?
Nhiệm vụ chính của huyết tương là vận chuyển nguyên liệu quan trọng của cơ thể như glucose, sắt, oxy, hormon, protein….đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, huyết tương sẽ giúp loại bỏ những chất thải từ các tế bào ra khỏi cơ thể. Trong một lít huyết tương thì sẽ có 75g protein, hợp chất này thường sẽ được chia thành 2 loại là: albumin và globulin.
Albumin cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu. Bên cạnh đó, các globulin thì lại có nhiệm vụ giống như những kháng thể để chống lại vi khuẩn, đồng thời tham gia vào quá trình vận chuyển lipid.
Với kĩ thuật hiện đại như hiện nay, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tách thành phần máu ra truyền cho bệnh nhân, vì thế không có gì lạ khi huyết tương cũng được tách riêng ra khỏi máu và thực hiện quá trình truyền riêng biệt.
Huyết tương có những chức năng quan trọng nào?
Chức năng của huyết tương có thể chia ra thành 4 chức năng nhỏ gồm: tạo áp suất keo, chức năng vận chuyển, chức năng bảo vệ và chức năng cầm máu. Ngoài ra, còn có chức năng cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể:
+ Chức năng tạo áp suất keo của máu:
Nhờ có albumin với chức năng tạo áp suất thẩm thấu ở màng mao quản thông qua việc giữ lớp nước xung quanh phân tử của protein mà nước có thể được giữ lại nguyên vẹn trong mạch máu.
Nếu albumin dùng để xây dựng tế vào thì fibrinogen lại được dùng để tham gia vào quá trình đông máu. Globulin tham gia vận chuyển các chất khác trong cơ thể như lipid, axit béo, steroid… nhằm tăng cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn gây hại.
Áp suất keo tuy không quá lớn nhưng nó rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trao đổi nước giữa hai thành mao mạch, đồng thời có tác dụng giữ nước cân bằng giữa máu và dịch kẽ của tế bào.
Albumin là chất được sản xuất từ gan và đưa vào máu. Chính vì thế, những bệnh có liên quan tới gan, làm giảm chức năng gan, bệnh suy dinh dưỡng nặng thường là do albumin trong máu giảm. Từ đó, áp suất keo cũng giảm xuống, lượng nước có trong mạch máu thoát ra ngoài đọng lại ở những khoảng gian bào, gây phù gan.
+ Chức năng vận chuyển:
Protein có trong máu thường cho nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Vì thế không có gì lạ khi, chúng thường có chức năng vận chuyển chất này thành chất kia rất có lợi cho quá trình chuyển hóa của cơ thể.
+ Chức năng bảo vệ:
Globulin là thành phần quan trọng có trong huyết tương để giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Globulin miễn dịch có thể chống lại sự xâm nhập của các kháng nguyên xa lạ, giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật thông thường.
+ Chức năng cầm máu:
Các yếu tố giúp máu đông lại như: I, II, V, VII, IX, X có trong huyết tương thường được sản xuất từ gan.
Chỉ định truyền huyết tương cho bệnh nhân trong trường hợp nào?
+ Chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu.
+ Bệnh lý đông máu do tiêu thụ kèm giảm nặng các yếu tố đông máu.
+ Bệnh nhân có giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có chế phẩm chuyên biệt để truyền (BN thiếu fibrinogen đơn thuần, yếu tố VIII hay yếu tố XIII thường được điều trị bằng tủa đông).
+ Bệnh nhân có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu (thrombotic thromcytopenic purpura) trong khi phải thay huyết tương.
+ Bệnh nhân bị truyền máu khối lượng lớn và có triệu chứng của rối loạn và đang chảy máu.
+ Bệnh nhân thiếu antithrombine III (gây kháng heparine) khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
Trong máu gồm có bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Thành phần của huyết tương không nhiều, chỉ chủ yếu là nước, vì thế nó có thể được khuếch tán qua thành của mạch máu nhỏ như mao mạch.
Yhocvn.net
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…