Tiết niệu

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh sỏi niệu quản

Đối với những gia đình có người thân bị bệnh sỏi niệu quản thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh sỏi niệu quản.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi niệu quản?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Uống nước đều đặn. Đối với những người có tiền sử sỏi thận, các bác sĩ thường khuyên bạn nên thải ra khoảng 2,6 lít (2,5 lít) nước tiểu một ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đo lượng nước tiểu để chắc chắn rằng bạn uống đủ nước. Nếu sống trong vùng khí hậu nóng, khô hoặc tập thể dục thường xuyên, bạn có thể cần phải uống nước nhiều hơn để sản xuất đủ lượng nước tiểu. Nếu nước tiểu sáng và trong thì chứng tỏ bạn đã uống đủ nước;

Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều oxalat. Nếu cơ thể bạn dễ hình thành sỏi canxi oxalat, bác sĩ có thể khuyên hạn chế thức ăn giàu oxalat, bao gồm các loại đại hoàng, củ cải, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai lang, các loại hạt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành;

Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật. Giảm lượng muối ăn và chọn nguồn protein không xuất phát từ động vật, chẳng hạn như các loại đậu. Bạn nên xem xét việc sử dụng gia vị khác thay cho muối;

Tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi, nhưng hãy cẩn thận với việc bổ sung canxi. Canxi trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ sỏi thận, vì vậy bạn hãy tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi trừ khi bác sĩ khuyến cáo không nên. Bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung canxi, vì chúng có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách bổ sung canxi vào các bữa ăn vì chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng sự hình thành sỏi thận ở một số người.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản

Cách điều trị sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Đối với sỏi nhỏ, chưa gây ra biến chứng gì, có thể dùng các loại thuốc làm tan sỏi.

Trường hợp sỏi to, gây ra nhiều biến chứng, nên áp dụng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn. Các phương pháp phổ biến là mổ hở lấy sỏi trực tiếp ra ngoài, hoặc tán sỏi bằng laser, phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi qua da ngoài cơ thể. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và các bệnh lý kèm theo để có hướng giải quyết phù hợp. Trong đó, tán sỏi laser hiện là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện sớm sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng sỏi tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác như bệnh gout, cường tuyến cận giáp trạng, viêm lao, giang  mai,…thì cần chữa trị triệt để các bệnh này. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ ngày 2-3 lít nước, kiêng ăn mặn, hạn chế ăn thịt động vật… và có thể sử dụng sản phẩm giúp ngăn ngừa tái phát.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago