Tổn thương dây thần kinh số 7 gây liệt nửa mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do chấn thương gây vỡ nền sọ, vỡ xương đá, làm đứt rách hoặc dập nát hay chèn ép vào dây thần kinh; ngoài ra cũng có thể là hậu quả của các phẫu thuật ở tai giữa, lấy bỏ các u tuyến mang tai, những phẫu thuật ở khớp thái dương hàm.
Những viêm nhiễm vùng mang tai, dưới hàm, viêm tai giữa, tai biến mạch máu não, u não… cũng là những nguyên nhân nội khoa dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Liệt dây thần kinh số 7 tùy theo nguyên nhân, vị trí tổn thương có thể gây ra các triệu chứng biểu hiện như: sa trễ da mặt, mất rãnh mũi má, liệt nửa cơ mặt, môi dưới sa trễ, khó mím miệng, ăn uống khó khăn (thức ăn hay rơi vãi), nhắm mắt không kín…
Khả năng phục hồi của dây thần kinh số 7 phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ra tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ thương tổn, thời gian bị tổn thương,… Các phương pháp điều trị bao gồm nội khoa, châm cứu… thường đáp ứng với những trường hợp tổn thương dây thần kinh số 7 thể nhẹ, chủ yếu do phù nề, chèn ép…
Còn với những tổn thương thực thể như đứt, dập nát, thường khả năng phục hồi kém, lúc này vấn đề điều trị ngoại khoa được đặt ra để giải quyết nguyên nhân hoặc khắc phục các tổn thương.
Theo nguyên tắc kinh điển thì với những tổn thương dây thần kinh số 7 dạng dập, nát, thời gian bị tổn thương dưới 9 tháng thì can thiệp ngoại khoa có thể gỡ dính, nối lại hoặc ghép. Nếu tổn thương trên 9 tháng, khả năng phục hồi của thần kinh kém thì khi ấy hoặc phải ghép thần kinh và cơ thay thế, hoặc phải dùng các phẫu thuật tạo hình để khắc phục những rối loạn do liệt thần kinh, liệt cơ gây lên.
Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể phục hồi sớm.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay liệt mặt do lạnh là căn bệnh khởi phát rất đột ngột. Có thể sau một đêm thức giấc, mặt của người bệnh bị biến dạng, khóe miệng bị lệch, mắt nhắm không kín. Phát hiện dễ nhất là khi người bệnh nói hoặc cười sẽ thấy khuôn mặt bị lệch hẳn sang một bên.
Người bệnh cũng có thể bị khô mắt hoặc chảy nước mắt sống. Một số ít trường hợp bị đau ở tai, mất cảm giác đầu lưỡi.
Hiện nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng thời tiết lạnh, chuyển mùa là yếu tố rất thuận lợi để khởi phát bệnh.
Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay sau khi phát hiện bị méo miệng, liệt mặt để được điều trị kịp thời. Trung bình sau khoảng 2 – 6 tháng điều trị châm cứu, vật lý trị liệu, người bệnh sẽ phục hồi.
Với những người bệnh bị đái tháo đường, cơ địa yếu thì việc phục hồi có thể lâu hơn. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể tái phát.
Mọi người cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, không nên tiếp xúc đột ngột với nước lạnh hay ngồi lâu trước quạt máy hay trong phòng máy lạnh.
Vào ban đêm, nếu đi ngoài đường quá lạnh hoặc mắc mưa thì khi về nhà cần lau khô người và uống một ít nước ấm như nước gừng, lấy tay xoa đều vùng mặt để làm ấm mặt.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…