Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các thiên thạch sẽ xuất phát vào khoảng 22 giờ (theo giờ Việt Nam) từ chân trời phía đông và tỏa ra khắp bầu trời nên ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất, bạn cũng đều có thể thấy được sự lộng lẫy của mưa sao băng Orionid.
Một trong những cơn mưa sao bằng đẹp nhất trong năm có tên Orionid được dự báo sẽ đạt đỉnh vào đêm 20/10, rạng sáng 21/10. Điều này không chỉ khiến những người yêu thiên văn mong đợi mà cả những người bình thường cũng vô cùng háo hức trước sự xuất hiện của cơn mưa sao băng này.
Mưa sao băng Orionid là hiện tượng được chờ đón nhất trong năm nay.
Nhà thiên văn học Bob Berman cho biết: “Sở dĩ sao băng Orionid được chờ đón tới vậy bởi nó là cơn mưa sao băng rạng rỡ nhất trong năm. Hơn nữa, Orionid còn là những mảnh vụn của sao chổi Halley, sao chổi nổi tiếng nhất mọi thời đại.”
“Mưa sao băng Orionid (được đặt theo tên của chòm sao Orion) được dự báo sẽ xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, thời khắc đạt đỉnh của nó là vào đêm 20, rạng sáng ngày 21/10. Vào khoảng thời gian từ nửa đêm tới trước bình minh, bạn có thể quan sát mưa sao băng Orionid một cách dễ dàng nhất.” – Melissa Hulbert, điều phối viên các chương trình thiên văn học tại Đài quan sát Sydney cho biết.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các thiên thạch sẽ xuất phát vào khoảng 22 giờ (theo giờ Việt Nam) từ chân trời phía đông và tỏa ra khắp bầu trời nên ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất, bạn cũng đều có thể thấy được sự lộng lẫy của mưa sao băng Orionid. Nếu không có góc nhìn đủ thoáng, bạn có thể đợi tới 0 giờ ngày 21/10. Để nhìn thấy chòm sao này mọc cao hơn và di chuyển về phía Tây, bạn nên đợi tới khoảng 3 giờ 30 phút tới 4 giờ ngày 21.
Mặc dù lượng sao băng mỗi giờ sẽ chỉ dao động trong khoảng từ 20 – 30, ít hơn so với năm ngoái, nhưng việc quan sát nó lại thuận lợi hơn. Mưa sao băng Orionid năm nay rơi vào lúc trăng non mới mọc và sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ánh trăng.
Được biết, mưa sao băng Orionid bao gồm những hạt bụi bị cháy của sao chổi Halley. Khi Trái đất di chuyển quanh mặt trời trên quỹ đạo của mình, đi qua những đám bụi do sao chổi Halley để lại, mảnh vụn thiên thạch sẽ cọ xát với không khí rồi bốc cháy tạo thành các vệt sáng được gọi là sao băng với tốc độ khoảng 66 km/giây. Sao chổi Halley từng ghé thăm Trái đất vào năm 1986 và sẽ có cuộc hội ngộ vào năm 2061.
Để có thể ngắm nhìn trọn vẹn mưa sao băng Orionid, bạn hãy chọn nơi có góc nhìn rộng, ít khói bụi và không có ánh đèn chiếu thẳng vào mắt. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc chiêm ngưỡng hiện tượng kì diệu của vũ trụ này.
Video: Dân Hà Nội đổ xô đi ngắm mặt trăng siêu khổng lồ dịp trung thu
Theo thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…