Chương trình đi bộ được Viện Tim mạch Việt Nam và Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) tổ chức lần đầu tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe tim mạch của người dân. Chương trình thu hút hơn 1.000 người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ thủ đô.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cùng thân sinh là Phó giáo sư Đỗ Doãn Đại, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, 91 tuổi (trái) và thân mẫu là Phó giáo sư Đinh Thị Kim Dung, nguyên Phó trưởng khoa thận Bệnh viện Bạch Mai, 85 tuổi (phải) cũng tham gia đi bộ. Đây là thói quen hàng ngày của cả gia đình ông để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Theo Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, cứ 4 người Việt Nam trên 25 tuổi thì có một người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch – bệnh không lây nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng, chiếm hơn 40% số ca tử vong.
Đáng lo ngại, bệnh tim mạch đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ. Trước đây, chỉ những người trên 50 tuổi mới có nguy cơ mắc tăng huyết áp, mạch vành, tai biến mạch não… nhưng nay đã bệnh đã viếng thăm nhiều người 30-40 tuổi. Không ít trường hợp Giáo sư Lợi cứu chữa cơn nhồi máu cơ tim cấp khi chưa đến 30 tuổi.
Giáo sư Lợi lý giải, trẻ hóa bệnh tim mạch ngày càng phổ biến là do lối sống công nghiệp hóa khiến con người lười vận động thể lực, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, dùng nhiều đạm động vật hơn đạm thực vật. Bên cạnh đó, tình trạng thường xuyên căng thẳng, áp lực trong cuộc sống cũng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
“Mặc dù nguy hiểm, bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa thông qua vận động thể thao, cụ thể là đi bộ mỗi ngày và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế dùng thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm quá nhiều cholesterol, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ và đạm thực vật, đặc biệt là đạm đậu nành”, Giáo sư Lợi khuyên.
30 phút đi bộ mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, điều hòa nhịp tim, giảm các khối xơ vữa mạch vành và hạn chế tình trạng mỡ máu.
Trong khi đó, sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày theo khuyến nghị của Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài chất đạm có giá trị sinh học cao, đậu nành còn có lượng axit béo không no omega 3, omega 6 tốt cho sức khỏe tim mạch, phòng chống tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Dùng 400ml sữa đậu nành hoặc ít nhất 7,4g đạm đậu nành mỗi ngày có thể giảm đến 75% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ông Ngô Anh Tịnh – Giám đốc thương mại Vinasoy cho biết, nhận thức sự nguy hiểm của bệnh tim mạch và tính hiệu quả của nguồn dinh dưỡng đậu nành, Vinasoy và Viện Tim mạch đồng hành khởi xướng chương trình cộng đồng “Sống vì trái tim chiến binh”. Mục đích là cung cấp kiến thức và các hoạt động hữu ích để phòng chống bệnh tim mạch trên toàn quốc. Đây cũng là chiến lược thể hiện trách nhiệm cộng đồng mà doanh nghiệp luôn hướng đến.
Sau hoạt động đi bộ, chương trình còn thăm khám và tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí cho hàng trăm người tham gia. Bên cạnh đó, buổi tọa đàm sức khỏe tim mạch sẽ được tổ chức cho gần 500 bệnh nhân đang khám và điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 26/9 tới.
Yhocvn.net (Theo VnExpress)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân tim mạch và các bài tập cơ bản
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…