Thời kì 200 năm nhà Thanh xuất hiện không ít tham quan, Hòa Thân đương nhiên cũng là một trong những tham quan nổi tiếng thời đó.
Theo ghi chép, Hòa Thân làm quan 3 thập kỉ, trong thời gian này đã vơ vét không biết bao nhiêu của cải khiến người đời ghê sợ, số tiền tham ô lên tới 1.1 tỉ lạng bạc, tương đương tổng thu nhập tài chính 15 năm đời nhà Thanh. Cuối cùng, khi hoàng đế Càn Long qua đời được nửa tháng, Hòa Thân đã được Gia Khánh Đế ban cái chết, kết thúc một đời truyền kì.
Hòa Thân là người Hồng Kì Mãn Châu, xuất thân trong gia đình quan chức, bố từng nhậm chức phó đốc thống Phúc Kiến. Nhưng vì bố mẹ mất sớm, gia đình Hòa Thân suy khiệt, hồi nhỏ cuộc sống rất khó khăn, thậm chí ăn không đủ no, anh em phải sống cách xa nhau. Sau khi lớn lên, Hòa Thân dáng vẻ đường đường, đẹp trai nức tiếng xa gần, lại tinh thông 4 thứ tiếng Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, tinh thông tứ thư ngũ kinh, được các thầy hết sức yêu quý.
Khi 18 tuổi, nhờ tài hoa của mình, Hòa Thân nhận được sư ưu ái của tổng đốc Phùng Anh Liêm, đồng thời được gả cháu gái cho, kể từ đó, Hòa Thân giống như cá chép hóa rồng, cuộc đời dần tiến tới đỉnh cao. Mặc dù thi rớt trong kì thi khoa cử, nhưng nhờ gia thế giàu có, làm việc linh hoạt, ông kế thừa đô úy khinh xa tam đẳng, năm 22 tuổi nhậm chức thị vệ tam đẳng.
Ở tuổi 23, Hòa Thân được làm người đi theo hầu đội danh dự của hoàng thượng, phụ trách khiêng kiệu và kéo cột cờ, mặc dù chức không cao nhưng lại có thể tiếp cận rất gần với hoàng đế. Hòa Thân không từ một cơ hội nào để thể hiện tài năng trước mặt vua Càn Long, sau 4 năm Hòa Thân trở thành trọng thần của triều đình, được vua Càn Long vô cùng sủng ái.
Ban đầu Hòa thân cũng mang trong mình đầy hoài bão, một lòng muốn trở thành vị quan tốt giúp dân giúp nước, chính tính rực rỡ, trở thành đại thần tổng quản phủ nội vụ. Sau đó, Càn Long lệnh cho Hòa Thân đến Vân Nam tra khảo vụ án tham ô của Lí Thị Nghiêu, Hòa Thân không ngừng nghỉ dành thời gian âm thầm điều tra, tìm ra được chứng cứ tham ô, xử lí theo công lý và tố cáo hành vi tham ô, khiến cho người cao tay như Lí Thị Nghiêu không đất dung thân, thậm chí còn muốn tự sát, Hòa Thân cũng vì vậy mà thăng chức thành hộ bộ thượng thư.
Ảnh: Dẫn trong phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam
Quyền cao chức trọng nhưng Hòa Thân lại đang dần quên đi lời thề làm quan thanh liêm của mình, dần dần đi vào con đường tham lam, dục vọng. Vì là quan thần được sủng ái bên cạnh vua Càn Long, những quan thần khác thi nhau nịnh nọt, biếu Hòa Thân vàng bạc, đồ cổ, tranh vẽ chất đầy phòng. Hơn thế, Hòa Thân còn kéo bè phái, hình thành thế lực lớn, hoặc cũng có thể Càn Long biết rõ về hành vi tham ô của Hòa Thân nhưng vì một số lí do nào đó mà không điều tra, mà để việc này cho con trai là Gia Khánh giải quyết.
Càn Long vừa qua đời, Gia Khánh tuyên bố Hòa Thân 20 tội trạng, đồng thời ra lệnh lục soát, khám xét được 800 triệu lượng bạc, thêm vào đó tranh cổ, đồ ngọc, đất đai, số lượng khiến mọi người không khỏi kinh ngạc.
Qua chuyện này, quốc khố nhà nước lại đầy thêm, từ đó xuất hiện cách nói “Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh no ấm”. Gia Khánh hoàng đế ban đầu dự định lăng trì (tùng xẻo) Hòa Thân nhưng dưới sự cầu xin của các quan đại thần và công chúa nên ban cho Hòa Thân án tự kết liễu.
Hòa Thân sau khi nghe xong phán xét của Gia Khánh Hoàng đế liền lấy ra tấm vải trắng 3 thước, cười như điên dại, và viết một bài thơ, dùng lời nguyền rủa cả triều Thanh:
“Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân
Kim triêu tát thủ tạ hồng trần
Tha niên thủy phiếm hàm long nhật
Nhận thủ hương ư thị hậu thân”.
(Ta sống đến 50 tuổi như một giấc mơ, nay ta chết nhưng sẽ trở lại sau này, khi đó ta sẽ khống chế hoàng đế trong tay, các chư vị nhất định phải rõ điều này). Hai câu đầu là sự gợi nhớ của Hòa Thân về ngày xưa, hai câu sau mượn điển cố để đưa ra lời nguyền.
“Thủy phiếm hàm long” ý chỉ nước lớn, năm đầu hòa thân ban án tử, Hoàng Hà ở Hà Nam phải lập đê. Vì vậy, câu này của Hòa Thân nghĩa là một khi có nước lớn, Hòa Thân sẽ tái sinh, sau đó báo thù triều Thanh. Đạo Quang năm 12, tháng 10 năm đó, một bé gái ra đời, cũng chính là Từ Hi Thái hậu sau này.
Bởi vậy, có người nói, Từ Hi thái hậu tiền thân chính là Hòa Thân, Từ Hi Thái hậu nắm quyền mười mấy năm, khiến triều Thanh thế lực suy yếu, bị khắp bốn phương truy đánh. Cuối cùng, cả triều Thanh lung lay sụp đổ, sau 3 năm Từ Hi qua đời thì triều Thanh diệt vong, đó cũng là lời nguyền ứng nghiệm mà Hòa Thân để lại hơn một trăm năm trước.
Tuy nhiên, đánh giá từ góc độ lịch sử, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhà Thanh là bởi tình trạng tham ô, hủ bại đến thối nát và suy cho cùng, đó là lẽ tất yếu của lịch sử phát triển.
Thế nên sự suy vong của Thanh triều và lời rủa của Hòa Thân rốt cuộc có liên quan với nhau hay không, cho đến nay vẫn là một giả thiết cần tiếp tục khảo chứng.
Video: Cặp bài trùng Hòa Thân – Tể tướng Lưu gù
Theo NTDtv
Bích Phượng (TH)
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…