Ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới được thoát ra ngoài qua miệng. Ho ra máu thường là một cấp cứu nội khoa.
Ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới được thoát ra ngoài qua miệng. Ho ra máu thường là một cấp cứu nội khoa.
Cơ chế: Các cơ chế thường gặp là:
– Do loét, vỡ mạch máu trong lao: vỡ phình mạch Ramussen,
– Giãn phế quản: vỡ mạch ở đoạn dừng lại Von-Hayek, ung thư phổi.
– Do tăng áp lực mạch máu: phù phổi huyết động, tăng tính thấm của mạch máu trong phù phổi tổn thương.
– Tổn thương màng phế nang mao mạch: hội chứng Good Pasture.
– Rối loạn đông máu, chảy máu, nhất là khi có bệnh phổi kèm theo.
Đặc điểm ho ra máu:
– Hoàn cảnh xuất hiện: sau gắng sức, xúc động, phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh hoặc không có hoàn cảnh gì đặc biệt.
– Tiền triệu: cảm giác nóng rát sau xương ức, ngứa họng, tanh mồm hoặc mệt xỉu đi.
– Khạc ra máu đỏ tươi, có bọt, có thể chỉ có máu đơn thuần hoặc lẫn đờm.
– Đuôi khái huyết: là dấu hiệu đã ngừng chẩy máu, thường gặp trong lao phổi, máu khạc ra ít dần, đỏ thẫm rồi đen lại.
Phân loại mức độ ho ra máu:
– Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất. Trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24h.
– Vì vậy để giúp cho xử trí và tiên lượng phân loại như sau:
+ Mức độ nhẹ: ho từng bãi đờm nhỏ lẫn máu, tổng số máu đã ho ra < 50 ml. mạch và huyết áp bình thường.
+ Mức độ vừa: tổng số lượng máu đã ho ra từ 50 đến 200 ml. mạch nhanh, huyết áp còn bình thường, không có suy hô hấp.
+ Mức độ nặng:lượng máu đã ho ra > 200 ml / lần hoặc 600 ml /48 giờ, tổn thương phổi nhiều, suy hô hấp, truỵ tim mạch.
+ Ho máu sét đánh: xuất hiện đột ngột, máu chảy khối lượng lớn, ồ ạt tràn ngập 2 phổi gây ngạt thở và tử vong.
Chẩn đoán phân biệt:
Cần phân biệt ho ra máu với máu chảy ra từ mũi, họng, miệng và nôn ra mChẩn đoán phân biệt giữa ho và nôn ra máu sẽ khó, khi bệnh nhân có ho ra máu kèm theo nôn ra chất nôn có lẫn máu, do nuốt đờm máu xuống dạ dầy. Khi đó cần khám kỹ phổi và chụp Xquang, khai thác kỹ bệnh sử về dạ dày; nếu cần thì soi phế quản hoặc soi dạ dầy để phát hiện tổn thương phổi.
Các nguyên nhân chính của ho ra máu:
1. Lao phổi: Là nguyên nhân hay gặp nhất, tất cả các thể lao đều có thể gây ho ra máu từ ít đến nhiều. Trong đó lao phổi tiển triển có hoại tử bã đậu chiếm đa số. Sau đó đến lao phế quản. Rất ít gặp ở lao tiên phát và lao kê. Ho ra máu có thể lẫn đờm bã đậu và thường có đuôi khái huyết.
2. Ung thư phổi: Nguyên nhân thường gặp, chủ yếu ở ung thư phổi nguyên phát, ít gặp ở ung thư phổi thứ phát. Đờm có lẫn các tia máu, có khi ho máu mức độ vừa, thường ho vào buổi sáng màu đỏ tím (màu mận chín).
3.Giãn phế quản: Trong giãn phế quản thể khô có thể chỉ biểu hiện bằng ho ra máu, máu đỏ tươi, tái phát nhiều lần, dễ nhầm với lao phổi.
4. Bệnh tim mạch và các bệnh khác: Nhồi máu phổi, hẹp van 2 lá, bệnh tim bẩm sinh, bệnh Good Pasture hoặc bệnh hệ thống Collagen. Có thể gặp tất cả các mức độ của ho ra máu. Cần chú ý: máu lẫn bọt màu hồng gặp trong phù phổi cấp.
5. Viêm phổi: viêm phổi cấp do vi khuẩn, áp xe phổi.
+ Viêm phổi thùy do phế cầu: đờm màu rỉ sắt.
+ Viêm phổi hoại tử do Klebsiella đờm lẫn máu keo gạch.
6. Các nguyên nhân hiếm gặp:
+ Nấm Aspergillus phổi phế quản.
+ U mạch máu phổi.
+ Ngoài ra còn gặp ho ra máu do chấn thương, vết thương phổi và do can thiệp các thủ thuật như soi phế quản, sinh thiết phổi qua thành ngực…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…