Categories: Mẹ

Hình ảnh sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên vô cùng quan trọng. Đây là lúc tất cả các cơ quan của bé được hình thành và bắt đầu những bước phát triển sơ khai nhất để chuẩn bị cho những bứt phá vô cùng ấn tượng trong những tam cá nguyệt sau

Những tuần đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi thường được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối của người mẹ và kéo dài 40 tuần. Theo cách tính này, thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau thường nằm ở tuần thứ hai. Ở tuần này, trong cơ thể bạn sẽ có sự biến đổi rất lớn về hormone. Oestrogen kích thích tử cung (dạ con) tạo thành một lớp lót với nhiều dinh dưỡng, progesterone giúp tử cung chuẩn bị sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh và giúp trứng làm tổ ở tử cung, nơi nó sẽ phát triển thành thai nhi và ra đời trong 9 tháng tới. Trong lúc này, một quả trứng đang chín trong nang trứng. Trong thời gian chuẩn bị này, nếu có tinh trùng tiếp cận được tới  trứng, quả trứng sẽ trở thành một hợp tử và các tế bào bắt đầu phân chia nhanh chóng để tạo thành một phôi thai trong hành trình bắt đầu di chuyển theo vòi trứng về tử cung.

Bạn có tin được không, khi một “cuộc chiến” 1 chọi 350 triệu vừa diễn ra trong cơ thể mình để cuối cùng, chỉ 1 tinh trùng duy nhất có thể kết hợp cùng trứng?

Thai 4 tuần

Một khối các tế bào (bây giờ được gọi là phôi) đang phát triển bên trong tử cung của bạn (dạ con) với kích thước của một hạt giống nhỏ xíu. Sự phát triển của thai nhi đang diễn ra vô cùng mãnh liệt với sự phân chia các lớp tế bào. Ống thần kinh – từ đó não, xương sống và tủy sống, dây thần kinh và sẽ “nảy mầm” – phát triển ở lớp trên cùng của phôi. Trái tim và hệ tuần hoàn bắt đầu xuất hiện ở lớp giữa. Lớp thứ ba là nơi hình thành phổi, ruột và đường tiết niệu.

Lúc này, các túi noãn hoàng sẽ sản xuất các tế bào máu đỏ và chất dinh dưỡng, nhưng nhau thai và dây rốn đã được hình thành và chuẩn bị để đảm nhận công việc này. Các tế bào của nhau thai lúc này đã bám rễ vào lớp lót tử cung, cố định vị trí của phôi. Tùy theo vị trí bám của nhau thai, bạn sẽ có những trường hợp nhau bám thấp, nhau bám cao, nhau tiền đạo… Trường hợp nhau tiền đạo ít xảy ra hơn nhưng nó khá nguy hiểm cho thai phụ.

Sâu trong tử cung của bạn, phôi thai lúc này là một khối tế bào phân chia thành 3 lớp

Thai 5 tuần tuổi

Sâu trong tử cung của bạn phôi thai đang phát triển với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Tại thời điểm này, phôi có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người. Các tế bào phân chia thành ba lớp ngoại bì, trung bì và nội bì – nơi sau này sẽ hình thành tất cả các cơ quan và mô của bé.

1: Phôi thai được bao bọc trong túi ối. 2: Ống thần kinh, nơi sẽ hình thành nên não, tủy sống và hệ thần kinh

Ở tuần thứ 5, tất cả các dấu hiệu mang thai đã thể hiện khá rõ ràng: ốm nghén, mệt mỏi, đau lưng… và bạn sẽ bắt đầu có động lực mạnh mẽ để thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Tất cả là để dành cho bé yêu một khởi đầu tốt nhất.

Thai 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần này: Mũi, miệng, tai đang trong giai đoạn hình thành. Nếu bạn có thể nhìn vào trong tử cung, bạn sẽ tìm thấy một cái đầu quá khổ và đốm đen nơi mắt và lỗ mũi của bé đang bắt đầu hình thành.

Thai nhi 6 tuần tuổi vẫn chưa có hình dáng giống một em bé. Bạn có thể thấy một chiếc đuôi nhỏ đang còn tồn tại

Thai 7 tuần tuổi

Sự phát triển của  thai nhi trong tuần này: Bàn tay và bàn chân của bé đang nhô ra từ tay và cẳng chân – mặc dù chúng trông giống như mái chèo vào thời điểm này, với các ngón tay bé nhỏ và các ngón chân còn đang trong quá trình hình thành.

Ở một thai 7 tuần tuổi, đuôi đã ngắn bớt lại và bạn có thể thấy tay và chân bé dài ra so với tuần trước đó

Thai 8 tuần tuổi

Ờ bàn tay và bàn chân của bé đang phát triển những ngón tay và ngón chân có màng. Mí mắt của bé gần như khép chặt, ống thở đã nối dài từ cổ họng đến các chi nhánh của hai lá phổi đang phát triển. Đặc biệt, chiếc đuôi của đã gần biến mất.

Thai 9 tuần tuổi

Tuần này, bé dài gần 2,5 cm, có kích thước của một quả nho và còn rất, rất nhẹ. Phần đầu ngày càng trông giống của một em bé hơn. Các bộ phận cơ thể cần thiết đã được hình thành đầy đủ và chúng sẽ đi qua rất nhiều thay đổitrong những tháng tới.

Thai 10 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi vừa hoàn tất những bước quan trọng nhất. Từ tuần này, phôi thai được chính thức gọi là “thai nhi”, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành kỳ diệu của các mô và cơ quan.

Thai 11 tuần tuổi

Em bé đã được hình thành tương đối đầy đủ. Bàn tay bé sẽ sớm có thể duỗi ra và co lại thành nắm đấm, chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu, và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.

Thai 12 tuần tuổi

Chẳng bao lâu nữa các ngón tay và ngón chân của bé đều có thể co duỗi. Lúc này, cơ mắt của bé khép chặt và miệng đã bắt đầu thực hành phản xạ mút. Các tế bào thần kinh của bé cũng đang phân chia nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành thần tốc trong não bé.

Thai 13 tuần

Dấu vân tay đang được hình thành trên đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Lúc này, tĩnh mạch và nội tạng của bé hiện lên rất rõ qua làn da vẫn còn mỏng manh gần như trong suốt, và cơ thể bé đang lớn lên để để bắt kịp với phần đầu, làm cho cơ thể bé trở nên cân xứng hơn.

(Theo Babycenter)

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago