Categories: Sức khoẻ

Hiểm họa khi vừa đẻ mổ vừa bóc mỡ bụng

Trong một thai kỳ, cơ thể phụ nữ tăng đến 12-20 kg. Sau khi sinh, vùng da bụng sẽ bị chảy xệ khiến nhiều chị em lo lắng. Do đó nhiều người đã chọn cách bóc mỡ bụng khi mổ đẻ.

Chị Nguyễn Hồng Ngọc (Thanh Hóa) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình mang thai, chưa hết thai kỳ nhưng mình đã tăng 16 kg, vùng bụng bị rạn rất to. Cứ đà này sau khi sinh chắc chắn da mình bị chảy xệ. Mình đang cân nhắc đến việc sinh mổ và nhờ bác sĩ bóc mỡ luôn”.

Còn chị Hà Thu (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) là một người từng dùng biện pháp này chia sẻ: “Lần đầu mình sinh mổ mình đã bóc mỡ song không được nhiều, chỉ được 1 gr dù cả thai kỳ tăng tới 20 kg. Kết quả, bụng mình vẫn to như thường. Sau này, mình phải kết hợp ăn uống và tập luyện mới có thể trở về như bây giờ”.

Da bụng chảy xệ là nỗi ám ảnh của nhiều sản phụ. Ảnh: Scarymommy

.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho hay, bóc mỡ bụng được nhiều sản phụ đề nghị thực hiện kết hợp khi bác sĩ mổ bắt con. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một ca mổ bắt con thông thường chỉ 3-10 phút tùy tay nghề bác sĩ, còn khi tiến hành bóc mổ phải mất thêm khoảng 30 phút. Ngoài việc đối mặt với các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm khuẩn, băng huyết, tắc mạch huyết khối, cơ thể phải đối mặt thêm với các nguy cơ việc bóc mỡ bụng như chảy máu, thuyên tắc mạch, nhiễm trùng…

Hơn nữa, khi mổ đẻ để lấy em bé ra ngoài sẽ có một ít lượng nước ối vào ổ bụng, nếu sản phụ có tình trạng ối vỡ non hay vỡ sớm trước đó thì nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và những vùng lấy mỡ sẽ rất cao do nhiễm nước ối và các loại dịch trong ca mổ đẻ.

Theo quan điểm của bác sĩ Khải, chị em không nên thực hiện cùng lúc hai việc sinh con và bóc mỡ bụng. Thực tế, bác sĩ đã từng thực hiện cho một số sản phụ song số lượng mỡ bóc được rất ít, không đem lại hiệu quả trong việc lấy lại dáng vóc cho họ.

Bác sĩ BS Nguyễn Việt Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương cũng cho biết, bệnh viện từng thực hiện việc bóc mỡ bụng cho một số ít trường hợp ngay sau khi mổ bắt con. Dù được các bác sĩ chỉ rõ các nguy cơ, nhiều sản phụ vẫn bất chấp nguy hiểm thực hiện.

Cách chuyên gia khuyến nghị, sản phụ sau khi sinh và trong thời gian cho con bú nếu muốn giảm cân và mỡ bụng nên thực hiện các biện pháp về dinh dưỡng kết hợp tập luyện. Hút mỡ chỉ nên thực hiện sau thời kỳ trên và phải đến các bệnh viện lớn thực hiện bởi các phẫu thuật viên chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm để tránh các rủi ro.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

16 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago