Categories: Sức khoẻ

Hệ quả khôn lường khi dùng miếng dán chống say xe sai cách

Miếng dán chống say xe là giải pháp tiện lợi dành cho người đi tàu xe. Tuy nhiên, nhiều sai lầm dễ mắc khi dùng miếng dán này đã để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Thay vì dùng thuốc uống chống say xe thì nhiều người thường sử dụng miếng dán chống say xe vừa cho tác dụng nhanh vừa tiện lợi.

Hình minh họa

Miếng dán hình chữ nhật hay hình tròn dùng dán sau tai, là loại thuốc điều trị ngấm qua da, tác dụng lên toàn thân chống lại tình trạng say xẩm khi đi tàu xe, giảm buồn nôn và nôn do say xe gây nên.

Đây là giải pháp rất tiện lợi cho người say tàu xe bởi họ không phải dùng nhiều miếng dán trong ngày mà cùng một miếng dán có thể cung cấp các dược chất liên tục để chống lại cơn say tàu xe.

Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đáng ngại cho sức khỏe như: làm khô miệng,táo bón, nhức đầu, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)… Những tác dụng ngược này xảy ra khi người sử dụng lạm dụng miếng dán này.

Nhiều người nghĩ rằng để có tác dụng tốt cần dùng 2, 3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống, tuy nhiên đó lại là sai lầm dẫn tớinhững phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.

Nếu sử dụng nhiều miếng dán cùng một lúc sẽ gây ra tình trạng dùng thuốc quá liều. Lúc này,thuốc sẽ ngấm hết qua da và thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao, nhẹ thì chóng mặt, hoa mắt, ói mửa, nặng thì có thể dẫn tới nguy kịch.

Đặc biệt, không được dùng cả miếng dán và uống thuốc chống say xe. Việc sử dụng tùy tiện nhiều loại thuốc này sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối, có thể dẫn đến tai biến, ngộ độc và những biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Vì vậy, khi sử dụng miếng dán chống say xe, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chỉ định thuốc: khoảng cách giữa 2 lần dán, số lần dán, thời điểm dán… Lưu ý nên dùng miếng dán trước 4-6h trước khi khởi hành để miếng dán có thời gian thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng đúng thời điểm.

Không dán ở nơi vùng da trầy xước. Sau khi dán hay gỡ miếng dán, nên vệ sinh tay thật kỹ để tránh thuốc dính vào thức ăn và đi vào cơ thể, gây ra ngộ độc.

Linh Nhi

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago