Categories: Tin tức

Gần 5.000 người cấp cứu do tai nạn giao thông trong 2 ngày cuối năm

Trong 2 ngày 6 và 7/2 (tức 28-29 Âm lịch) cả nước có 4.888 người nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông, trong đó 535 ca chấn thương sọ não.

Hiện trường tai nạn xe khách lật ngửa, nhiều hành khách về quê ăn Tết bị thương. 

Theo báo cáo nhanh tình hình khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên cả nước trong 2 ngày từ 6 đến 7/2, cả nước có gần 28.800 người khám cấp cứu do tai nạn. Riêng tai nạn giao thông có 4.888 người, trong đó 535 trường hợp chấn thương sọ não, 59 người đã được phẫu thuật, 34 ca tử vong. 

3 nạn nhân bị thương do pháo nổ, không có tử vong. 17 người nhập viện do chất nổ khác, một người chết. 622 người bị nạn do đánh nhau, 5 ca tử vong. Cấp cứu do ngộ độc thức ăn chủ yếu là rối loạn tiêu hóa và ngộ độc rượu 178 trường hợp, tai nạn sinh hoạt có 2.426 ca. Tổng số ca tử vong tại các bệnh viện trên cả nước trong 2 ngày qua là 168. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Tết là dịp người dân có nhu cầu đi lại nhiều, nhiều xe chở người về quê chở quá tải, cộng thêm tình hình sử dụng rượu bia gia tăng dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Do vậy người dân, đặc biệt là tài xế cần tăng cường ý thức tuân thủ luật giao thông, hạn chế điều khiển phương tiện sau khi uống bia rượu.

Bộ Trưởng Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác y tế nhằm đảm bảo công tác thường trực khám chữa bệnh, cấp cứu, không để người bệnh đến bệnh viện không có bác sĩ phụ khám chữa. Bên cạnh đó bệnh viện cần xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt, phòng chống rét cho người bệnh, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới và tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.

Các bệnh viện cũng cần chủ động đối phó với dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra. Viện có phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng chống dịch.

Bộ cũng yêu cầu các cơ sở tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh, không để người bệnh thiếu thuốc. Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu và khám chữa bệnh. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở khác.

Thụy Ân

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 hours ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

19 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

19 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

19 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

22 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

2 days ago