Categories: Tin tức

Đừng làm “cú đêm” vì nó hại đủ đường!

Hãy sửa lại thói quen ngủ nếu không muốn những tác hại về mặt lâu dài.

Trên thế giới này có 2 loại người: ‘cú đêm’ và ‘chim sớm’.

‘Chim sớm’ được nhận dạng bằng việc họ dậy từ sớm trong tâm trạng vui vẻ để bắt đầu ngày mới. ‘Cú đêm’ là những người ngủ rất trễ và thường dùng nhiều lần báo thức để dậy, có thể dậy để tắt hàng loạt các báo thức đó rồi … ngủ tiếp.

Việc này có thể là do hình thành thói quen ngủ nghỉ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu từ công ty nghiên cứu di truyền học 23andMe cho thấy gen của chúng ta đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành tính cách ‘cú đêm’ hoặc ‘chim sớm’. Công ty đã thực hiện cuộc khảo sát gần 90.000 người và đăng tải kết quả trên trang tạp chí Nature Communications, kết quả này chỉ mang tính tương đối vì công ty phụ thuộc vào số liệu do người dùng khai báo. Nhưng nó vẫn phản ánh một góc độ nào đó của việc trên.

1. Số người là ‘cú đêm’ nhiều hơn ‘chim sớm’ với tỉ lệ lần lượt là 56% và 44%

2. Phụ nữ có tỉ lệ là ‘chim sớm’ nhiều hơn nam giới

3. Đối với người dưới 30 tuổi thì tỉ lệ ‘chim sớm’ rất thấp, chỉ có 24%

4. Ngược lại, 63% trong số những người trên 60 tuổi lại là ‘chim sớm’.

5. Những phụ nữ có bố là ‘chim sớm’ thì có khả năng có lối sống giống bố cao hơn. Khảo sát cho thấy họ có khả năng trở thành ‘chim sớm’ cao hơn 2,4 lần so với thông thường.

6. Nhưng đối với đàn ông thì không như thế, con số này chỉ còn vỏn vẹn 1,9 lần.

7. ‘Chim sớm’ thường ít bị các triệu chứng khó chịu do mất ngủ hơn, chỉ 20% số người trong nhóm bị triệu chứng này, so với con số 40% của ‘cú đêm’.

8. 43% số lượng ‘chim sớm’ ít cần phải ngủ đủ 8 tiếng trong một đêm, so với con số 53% từ nhóm ‘cú đêm’.

9. Hơn nữa, ‘chim sớm’ ít bị mộng du và đổ mồ hôi trộm ban đêm hơn ‘cú đêm’ (7% vs 9%).

10. ‘Chim sớm’ thường có chỉ số trong lượng cơ thể (BMI) thấp hơn, hay nói cách khác: họ gầy hơn. Tuy nhiên 23andMe cho rằng việc dậy sớm không phải là nguyên nhân khiến người gầy đi.

11. Mặt trái của việc là ‘chim sớm’: họ ít đạt được giấc ngủ ngon hơn (50% số người trong nhóm so với 58% của ‘cú đêm’).

12. 23andMe đã tìm thấy 15 vị trí trong đoạn mã ADN có liên kết với việc là ‘chim sớm’.

13. Tuy những người có lối sống khoẻ mạnh có thể ngủ và dậy bất kì giờ nào họ muốn, nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy đồng hồ sinh học cơ thể của chúng ta là nhân tố quan trọng quyết định giờ thức/ngủ.

Tham khảo BI

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

8 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

10 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago