Nếu bạn nhìn vào lịch làm việc của một bác sĩ, bạn sẽ biết họ căng thẳng đến mức nào. Nhiều khi, một bác sĩ sẽ tỏ ra thiếu thân thiện, thậm chí là tức giận và cáu gắt. Một lời nói của bạn có thể vô tình đổ thêm dầu vào lửa.
Điều này khiến buổi khám bệnh trở nên vô cùng căng thẳng. Nhiều lời nói của bạn cũng có thể khiến chẩn đoán của bác sĩ không còn chính xác. Vậy đâu là những điều mà bạn đừng bao giờ nên nói với họ? Dưới đây là lời khuyên từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, về điều mà họ không muốn nghe nhất:
1. Đừng bao giờ nói “Tôi chắc chắn đã mắc …”
Rất nhiều người có thói quen tự khám bệnh của mình với “bác sĩ Google”, trước khi họ đến trung tâm y tế. Sự thật là không một bác sĩ nào thích nếu bạn nói với họ rằng: “Tôi đã tra tất cả các triệu chứng trên internet, và tôi nghĩ đó là bệnh…”.
Bạn có khám bệnh với “Bác sĩ Google” không?
Kinh nghiệm của Suzanne Steinbaum, trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Lenox Hill, New York, cho thấy các lời chẩn đoán được tự bệnh nhân rút ra sẽ khiến bác sĩ trở nên bối rối. Nhiều người thậm chí lo lắng thái quá về các triệu chứng. Họ nghĩ mình đang bị ung thư trong khi kết quả cuẩn đoán của bác sĩ chỉ là viêm họng.
“Dù bạn có tham khảo triệu chứng của mình trên internet, hãy cứ giữ nó cho riêng bạn”, Steinbaum nói. Các bác sĩ có một quy trình nhất định để chẩn đoán bệnh cho bạn. Họ dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh tật, các loại thuốc bạn đang dùng và có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị hiện đại. Vậy nên, hãy cứ yên tâm rằng một chuẩn đoán ở bệnh viện, của bác sĩ là tốt hơn chính bạn trước màn hình máy tính.
2. Đừng bao giờ nói: “Đó chỉ là do tôi căng thẳng quá mà thôi”.
Làm giảm triệu chứng của bạn khiến bác sĩ chẩn đoán không chính xác
Trong khi một số người quá lo lắng về bệnh tật của họ, một số khác lại tỏ ra quá lạc quan, thậm chí coi thường sức khỏe. Họ đến bệnh viện bởi một cơn đau đầu. Nhưng khi bác sĩ nói rằng đây là một dấu hiệu bất thường, thậm chí có khả năng gây ra bởi một khối u, họ nói rằng “Đó chỉ là do tôi căng thẳng quá mà thôi”.
Bác sĩ Steinbaum khuyên rằng: “Nếu bạn nói đó là do lo lắng, tất cả các bác sĩ sẽ tin bạn bị đau đầu do căng thẳng”. Bạn đang cố gắng làm nhẹ triệu chứng của mình. Khi đó, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Họ sẽ mất nhiều thời gian để khai thác thông tin. Những bác sĩ quan tâm nhiều hơn sẽ mất hàng giờ để thuyết phục bạn: đó không phải triệu chứng bình thường và hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe.
3. Đừng bao giờ nói: “Tôi xin lỗi vì đã lãng phí thời gian của anh”.
Bác sĩ không mất thời gian khi khám bệnh cho bạn
Các bác sĩ khám bệnh suốt cả ngày vì đó là công việc của họ. Thậm chí, một đợt kiểm tra tổng quát với phiếu bệnh trạng trống trơn của bạn cũng không khiến họ thấy lãng phí thời gian. Nếu có bất kỳ lo lắng hay cảm thấy cơ thể bất ổn, bạn hãy cứ đến cơ sở y tế. Một dấu hiệu bất thường ở ngực, bạn có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra sinh thiết ung thư, Steinbaum nói.
4. Đừng bao giờ nói: “Chắc chắn anh đã nghe về loại thuốc này, loại thực phẩm kia”.
Một bác sĩ sẽ tỏ ra bối rối nếu bạn hỏi về một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào đó mới được quảng cáo trên tivi. “Đáng buồn thay, các bác sĩ không phải là người cập nhật mọi thứ hằng ngày. Họ đâu có nhiều thời gian”, Elizabeth Lyster, một bác sĩ tại California nói.
Họ không biết hết mọi thứ trên đời
Nếu bạn muốn thảo luận về một bài báo hay nghiên cứu mới với bác sĩ, hãy in một bản tài liệu về nó và mang đến buổi hẹn. Một bác sĩ không thấy tốn thời gian khi khám bệnh cho bạn, nhưng có vẻ vấn đề tư vấn này hơi ngoài lề. “Bạn phải tìm cách để bác sĩ có nhiều thông tin nhất và nhanh chóng về điều bạn muốn họ tư vấn”, Lyster nói.
5. Đừng bao giờ nói: “Anh không có chuyên môn à?”
“Cần có một sự cân bằng khéo léo giữa việc tôn trọng bác sĩ và không nghĩ rằng họ có câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi trên Trái Đất”. Lyster nói.
Đổi bác sĩ khác nếu bạn cảm thấy không nói chuyện được với anh ta
Các bác sĩ cũng là con người. Họ đi học y và rồi điều trị cho bệnh nhân mỗi ngày. Đặt hết niềm tin của bạn vào một bác sĩ duy nhất đôi khi là điều nguy hiểm. Hiếm khi, nhưng chắc chắn sẽ có trường hợp một bác sĩ chẩn đoán sai. Bạn uống hết đơn thuốc và rồi vẫn không thấy khỏi bệnh.
Các bác sĩ đáng được tôn trọng, nhưng ý kiến của bạn cũng sẽ phải nhận được sự tôn trọng ngược lại. “Trong trường hợp không cảm thấy có thể nói chuyện với bác sĩ này, bạn có thể cần một bác sĩ khác”, Steinbaum nói. Mặc dù vậy cũng đừng quá lời với họ.
Nguồn: GenK
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…