Lăn kim là một thuật ngữ chung cho quá trình di chuyển một thiết bị đặc biệt trên da của bạn, thiết bị đó có một con lăn với nhiều mũi kim nhỏ gắn trên nó (thường là kim loại).
Có nhiều loại khác nhau của các thiết bị lăn kim với tên sản phẩm khác nhau. Thứ nhất là là dụng cụ lăn kim bằng tay (thủ công) được gọi là Dermaroller. Ngoài ra còn có các thiết bị được vận hành bằng máy như Dermapen hoặc Dermastamp. Hầu hết các thiết bị lăn kim đều có cơ sở khoa học hợp lý cho thấy chúng có thể giúp làn da của chúng ta trong việc làm giảm sự xuất hiện của những vết sẹo, nhưng về khả năng hỗ trợ trong việc chống lão hoá, giảm các nếp nhăn thì rất ít, về việc trẻ hoá cho làn da thì công nghệ PRP (Platelet Rich Plasma) làm việc tốt và có hiệu quả hơn lăn kim. Cụ thể các thiết bị lăn kim được mô tả như sau:
Dermarollers giống như con lăn sơn nhỏ, nó có một vòng quay xi lanh (ống) với ít nhất 200 kim nhỏ trên đó và một tay cầm để di chuyển xung quanh mặt của bạn.
Dermapens nhìn giống như một cây bút, với đầu tròn có nhiều kim. Đầu của dụng cụ này và kim được gắn vào một động cơ điện nhỏ. Kim của thiết bị này sẽ di chuyển theo chiều lên xuống trên mặt của bạn.
Dermastamps có hình dạng giống Dermapens nhưng có một đầu lớn hơn với nhiều kim. Dermastamps có thể có động cơ hoặc không có động cơ và làm việc chính xác như tên của nó. Thay vì kim lăn trên da, bạn “đóng dấu” kim vào da (máy sẽ làm kim di chuyển lên xuống). Nó khá là giống với máy xăm, nhưng thay vì 1 kim duy nhất đâm trên da thì Dermastamps sẽ với nhiều kim đâm trên da cùng một lúc (tất nhiên là không có mực như máy xăm).
Phương pháp lăn kim cho dù làm bằng tay hay máy thì cũng đều theo một nguyên tắc hoạt động là tạo ra các vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Như mình đã nói bên trên phương pháp này sử dụng một bánh lăn hoặc bút chứa rất nhiều đầu kim rất bén, rất nhỏ, làm bằng thép không rỉ, dùng trong y khoa.
Chỉ định lăn kim
– Da lão hóa, nhăn gãy, lỗ nang lông to, lỏng lẻo chảy xệ.
– Sẹo sau mụn.
– Sẹo rỗ
– Sẹo lõm
– Rạn nứt da
– Hói đầu
– Nám da
– Thắt chặt da sau khi hút mỡ
Kích thước kim lăn và ứng dụng điều trị:
Size (mm) 0.2 – 0.25 0.3 0.5 – 0.75 1.0 – 1.5 2.0 – 2.5 – 3.0
Tái tạo tế bào + +
Cải thiện da + +
Giảm nhăn da + +
Trị nám da + +
Trị da sẹo, rổ + + +
Cung cấp dưỡng chất + + +
Se khít lỗ chân lông +
Rạn da + +
Rụng tóc + +
– Tăng cường sự xâm nhập của các sản phẩm chăm sóc da hay tăng trưởng tóc: Chiều dài kim tối đa 0,3 mm trên mặt và 0,5 mm trên phần còn lại của cơ thể.
– Nếp nhăn: Chiều dài kim 1-1,5 mm. Với chiều dài kim hơn 1 mm các bạn nên đến bác sĩ thẩm mỹ để đạt được hiệu quả tốt hơn, tránh gây tổn thương và an toàn hơn cho da. Lăn kim là một lựa chọn cho những người có làn da quá mỏng khi mà không điều trị được bằng laser.
– Da lỏng lẻo: Chiều dài kim 1,5 mm. Bạn có thể cải thiện làn da lỏng lẻo bất cứ nơi nào trên cơ thể bao gồm cả cổ, ngực, mặt sau của cánh tay, bụng, đùi… Trong giai đoạn đầu của tình trạng da lỏng lẻo có thể bị chậm, trì hoãn hoặc gây ra vết nhăn, đối với khu vực nhạy cảm, da mỏng như cổ chẳng hạn thì chỉ cần chiều dài kim là 0,5 mm.
– Lão hóa da: Chiều dài kim 1,0 đến 1,5 mm.
– Sắc tố da không đồng đều: Chiều dài kim 0,5 mm đến 1,0 mm (không được sử dụng trên các nốt ruồi).
– Sẹo: Chiều dài kim 1,5mm với mật độ chậm.
– Rạn da: có thể được phục hồi một phần, hầu hết thì không thể hết hoàn toàn.
– Sẹo mụn sâu: Chiều dài kim 1.5 mm thường không đủ, chiều dài cần thiết phải là 2,5 mm, nhưng với chiều dài kim như thế này thì không thể làm an toàn tại nhà được, các bạn cần đến spa, clinic có bác sĩ uy tín để thực hiện.
Những đối tượng chống chỉ định hoặc cẩn thận khi dùng phương pháp lăn kim:
– Sẹo lồi
– Eczema, Psoriasis, mụn đang sưng, Rosacea, hoặc tình trạng da mãn tính khác
– Actinic (Solar) Keratosis
– Tiểu đường (vết thương chậm hồi phục)
– Nốt ruồi nổi, mụn cóc, hoặc vùng da đang bị tổn thương
– Herpes Simplex hoặc nhiễm Zoster (lăn kim có thể sẽ làm lan truyền nhanh hơn)
– Mẹ có thai hoặc cho con bú (lăn kim với chiều dài thích hợp có thể tạo ra collagen, quá trình tạo ra collagen thì có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng vitamin và dưỡng chất khi nuôi em bé trong bụng hoặc trong sữa mẹ)
Những đối tượng tuyệt đối chống chỉ định sử dụng phương pháp lăn kim
– Scleroderma – Xơ cứng bì
– Blood clotting problems – Tình trạng máu không đông
– Collagen vascular diseases – Các bệnh mạch máu collagen
– Cardiac abnormalities – Bất thường về tim mạch
– Immunosuppression – Ức chế miễn dịch
– Active bacterial or fungal infections – Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
– Scars less than 6 months old – Sẹo dưới 6 tháng tuổi
– Facial Botox or fillers injected within the last 6 weeks – Tiêm botox hoặc filler trong vòng 6 tuần trở lại
Tài liệu tham khảo:
Đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp lăn kim
Bài liên quan:
+ Hậu quả của phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt chị em cần phải biết
+ UltraPulse: Công nghệ điều trị sẹo mới nhất
+ Các câu hỏi về phương pháp lăn kim trong trẻ hóa da
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…