Thống kê ban đầu cho thấy số ca sởi mới phát hiện ở châu Âu vào tháng 2 tiếp tục tăng cao, BBC đưa tin. Chỉ trong tháng 1, Italy đã xuất hiện 200 ca mắc bệnh. Tại Romania, từ tháng 1/2016 đến nay số bệnh nhân sởi lên tới 3.400, trong đó 17 người tử vong.
Vì sởi rất dễ lây, WHO cảnh báo mô hình du lịch hiện đại khiến không ai hoặc quốc gia nào nằm ngoài vòng nguy hiểm. Để kiểm soát tốt bệnh sởi, ít nhất 95% dân số cần được tiêm phòng nhưng nhiều nước đang gặp khó khăn trong việc đạt tới mục tiêu này. Những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch sởi là Pháp, Đức, Italy, Romania, Phần Lan, Thuỵ Sĩ và Ukraine đều có tỷ lệ tiêm phòng xuống dưới ngưỡng an toàn.
Một em bé bị sởi. Ảnh: Baby Centre.
Giải thích nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng giảm sút, Robb Butler từ văn phòng WHO châu Âu nói: “Vài quốc gia như Ukraine phải đối mặt với vấn đề cung cấp và mua sắm”. Một bộ phận người dân do dự tiêm văcxin vì sợ hãi hoặc thấy quá phiền hà. Ở Pháp, người dân cần đặt hẹn với bác sĩ để lấy đơn, đến tiệm thuốc mua văcxin rồi quay lại chỗ vị bác sĩ ban đầu để tiêm thuốc.
Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, giám đốc khu vực châu Âu của WHO là tiến sĩ Zsuzsanna Jakab kêu gọi “tất cả nước có dịch thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sởi trong phạm vi biên giới”. Các quốc gia đã đạt mục tiêu tiêm phòng cũng cần duy trì kết quả và cảnh giác cao.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…