Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan
Sau khi mắc Covid-19 khỏi bệnh, các di chứng hậu COVID-19 có thể tồn tại trong nhiều tháng sau đó. Vi rút có thể gây hại cho phổi, tim, não, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài. Những tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng có thể đồng thời cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau. Mức độ cũng khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Hầu hết những người mắc bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Nhưng một số người ngay cả những người có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng lúc mắc Covid-19 vẫn có thể gặp các di chứng sau khi khỏi bệnh.
Người lớn tuổi, những người có bệnh nền hoặc mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng COVID-19 hơn người khác. Tuy nhiên ngay cả những người trẻ tuổi, những người khỏe mạnh cũng có thể cảm thấy không khỏe trong vài tuần đến vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến kéo dài theo thời gian bao gồm:
• Mệt mỏi
• Thở gấp hoặc khó thở
• Hụt hơi
• Ho
• Đau khớp
• Tức ngực
• Các vấn đề về trí nhớ,
• Khả năng tập trung
• Mất ngủ, khó ngủ
• Đau cơ hoặc đau đầu
• Nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch
• Mất mùi hoặc vị
• Trầm cảm hoặc lo lắng
• Sốt
• Chóng mặt
• Mệt mỏi cực độ đặc biệt khi chơi thể thao và không giảm khi nghỉ ngơi
……và còn nhiều triệu chứng nữa về tinh thần. Di chứng có thể nặng hơn ở những người có bệnh nền
Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan
Tổn thương nội tạng do COVID-19 gây ra
Mặc dù COVID-19 được xem như một căn bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, nhưng nó cũng có thể gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác, bao gồm tim, thận và não. Tổn thương nội tạng có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe kéo dài sau khi khỏi bệnh như các vấn đề về hô hấp lâu dài, biến chứng tim, suy thận mạn tính, đột quỵ, hội chứng Guillain-Barre – một tình trạng gây tê liệt tạm thời.
Một số người lớn và trẻ em gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống sau khi mắc COVID-19. Trong tình trạng này, một số cơ quan và mô bị viêm nghiêm trọng.
Cục máu đông và các vấn đề về mạch máu
COVID-19 có thể làm cho các tế bào máu dễ tụ lại và hình thành cục máu đông. Trong khi các cục máu đông lớn có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, phần lớn các tổn thương tim do COVID-19 gây ra được cho là xuất phát từ các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ tim.
Các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng bởi cục máu đông bao gồm phổi, chân, gan và thận. COVID-19 cũng có thể làm suy yếu các mạch máu, khiến chúng bị rò rỉ, gây ra các vấn đề lâu dài về gan và thận.
Các vấn đề về tâm trạng và mệt mỏi
Những người có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng thường phải được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, với sự hỗ trợ cơ học như máy thở để thở. Chỉ đơn giản là sống sót qua trải nghiệm này có thể khiến một người sau này có nhiều khả năng phát triển hội chứng căng thẳng sau chấn thương, trầm cảm và lo lắng.
Vì rất khó dự đoán hậu quả lâu dài từ vi rút COVID-19 mới, các nhà khoa học đang xem xét những tác động lâu dài được thấy ở các vi rút liên quan, chẳng hạn như vi rút gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS).
Nhiều người khỏi bệnh SARS vẫn tiếp tục mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, một chứng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi cực độ, trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần nhưng không cải thiện khi nghỉ ngơi. Điều này cũng có thể đúng đối với những người đã mắc COVID-19.
Nhiều di chứng lâu dài của COVID-19 vẫn chưa được biết
Vẫn chưa rõ COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào theo thời gian, nhưng nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng các bác sĩ nên theo dõi chặt chẽ những người đã bị COVID-19 để xem các cơ quan của họ hoạt động như thế nào sau khi hồi phục.
Nhiều trung tâm y tế lớn đang mở các phòng khám chuyên khoa để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho những người có các triệu chứng dai dẳng hoặc các bệnh liên quan đến COVID-19.
Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết những người có COVID-19 đều phục hồi nhanh chóng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng COVID-19 là phòng tránh mắc bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh thì cũng đừng quá lo lắng nếu đã tiêm phòng đầy đủ. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cho cộng đồng và thực hiện các biện pháp để trị liệu, phục hồi cho cơ thể.
Yhocvn.net (Theo Mayoclinic)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
+ Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) và COVID-19: Triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố rủi ro
+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho F0 điều trị tại nhà, chuẩn nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…