Categories: Sức khoẻ

Đầu độc giống nòi bằng thực phẩm: Không chỉ ung thư

Ăn thực phẩm không chứa chất cấm mà chứa kháng sinh cũng làm cơ thể nhờn thuốc, giảm chất lượng tinh trùng, làm lệch lạc giới tính của trẻ nhỏ.

Chiều 13/4, ông Đặng Phúc – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Phú Yên) cho biết về kết quả kiểm nghiệm 3 mẫu hóa chất mua ở các tiệm tạp hóa ở phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu là loại hóa chất được dùng nhuộm ruốc cho đẹp.

Kết quả cho thấy, mẫu bột màu đỏ gạch Sunset yellow FCF (E110), Ponceau 4R (E124) và mẫu bột màu đỏ đô Ponceau 4R (E124) là hai loại phẩm màu nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm có chức năng làm phẩm màu được phép sử dụng.

Con ruốc được nhuộm đỏ ở TX Sông Cầu bằng Rhodamine B.

Riêng mẫu bột màu đỏ cánh sen Rhodamine B là loại phẩm màu không được phép sử dụng, do là hợp chất hóa học có thể gây độc cấp và mãn tính. Chất này qua đường tiêu hóa gây nôn mửa, có hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

Trước đó, ngày 12/4, Tại diễn đàn “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần đảm bảo ATTP các tỉnh phía Nam”, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay, không chỉ chất cấm mà chất kháng sinh cũng được người dân sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi.

Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, việc kiểm soát lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi còn khó khăn, vất vả hơn nhiều bởi chất cấm chỉ có vài loại, còn kháng sinh có tới hàng chục loại khác nhau đang được lưu hành.

Thực phẩm chứa kháng sinh cũng nguy hiểm đến nòi giống.

Kháng sinh như “con dao hai lưỡi”, dùng đúng sẽ có tác dụng tốt, nhưng quá liều, có thể khiến vật nuôi “nghiện” và khi trở thành thực phẩm, lưu trú trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tăng sức kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, người chăn nuôi, giết mổ với suy nghĩ đơn giản rằng kháng sinh để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, đồng thời, sau khi giết mổ, thịt của vật nuôi được “ướp” kháng sinh để bảo quản lâu và tốt hơn nhiều chất bảo quản khác nên lạm dụng khiến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết: “Các chủ cơ sở chăn nuôi đều cho rằng, sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng ngay từ giai đoạn đầu để củng cố hệ vi sinh trong đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng năng suất”.

Theo Bác sĩ Trần Văn Ký – phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học an toàn thực phẩm Việt Nam khuyến cáo: “Ăn thịt có tồn dư kháng sinh thường xuyên sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh.

Không những gây nhờn thuốc, loại bỏ những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích, tạo vitamin nhóm B trong đường tiêu hóa, gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.

Bên cạnh đó, có những loại vừa là kháng sinh vừa là hormone, nếu ăn thịt có chứa các chất này có thể gây hiện tượng giảm mật độ tinh trùng, có thể làm lệch lạc giới tính của trẻ nhỏ”.

Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi, hiện Việt Nam có 46 loại kháng sinh, hóa dược được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, tất cả các trại chăn nuôi gà có sử dụng kháng sinh đều dùng cao hơn quy chuẩn. 94 trại chăn nuôi heo thịt được điều tra đều sử dụng kháng sinh cao hơn quy định 2 – 4 lần.

Cúc Phương (Tổng hợp)

Nguồn: Báo Đất Việt

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago