Categories: Tin tức

Đánh răng trước hay ăn sáng trước? Nếu thực hiện sai thứ tự, không chỉ không diệt khuẩn mà còn bào mòn răng

Sau khi thức giấc mỗi sáng, việc chúng ta thường làm nhất là đánh răng và ăn sáng. Tuy nhiên ăn sáng trước hay đánh răng trước mới đúng? Bạn có bao giờ nghĩ về câu hỏi này không? 

Có người nói nếu không đánh răng trước khi ăn sáng sẽ ăn vi khuẩn.

Cũng có người cho rằng: “Nên ăn sáng trước, vì trước khi đi ngủ tối hôm trước đã đánh răng rồi. Sáng sớm vừa thức giấc có gì trong miệng đâu mà phải đánh răng?”

Bạn đừng vội phản bác ý kiến này nhé! Chúng tôi sẽ giải thích vì sao?

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong quá trình ngủ, khoang miệng sản sinh nhiều vi khuẩn có lợi. Đánh răng trước khi ăn sáng không chỉ làm mất vi khuẩn tốt mà còn không đẩy được các mảng bám mới của thức ăn sáng trên răng, từ đó khiến răng bị mài mòn nhiều hơn.

Kỳ thực mọi người nghĩ rằng đánh răng trước khi ăn sáng không chỉ để cho hơi thở thơm tho mà còn phòng vi khuẩn gây sâu răng nữa. Tuy vậy, dù có đánh răng thường xuyên, vi khuẩn cũng không thể đuổi sạch hết được. Hơn nữa, bản năng sinh tồn của vi khuẩn gây sâu răng rất mạnh.

Do đó nhiệm vụ trọng yếu của đánh răng buổi sáng là đuổi hết vi khuẩn ra ngoài, không cho chúng “làm bậy” trong khoang miệng.

Nhưng thời điểm chải răng quan trọng nhất trong ngày là lúc nào? Chính là “trước khi ngủ” và 20-30 phút sau khi ăn sáng, đó là thời gian lí tưởng để tuyến nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit, giúp cân bằng độ kiềm hợp lí ở khoang miệng.

Nếu ngại về vấn đề dịch, và mùi hôi trong miệng sau khi ngủ dậy, bạn hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi mới tiến hành thưởng thức bữa ăn sáng. Và sau đó là chải răng sạch sẽ để bắt đầu ngày mới với hơi thở thơm tho, tự tin hơn.

Không nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn, vì các axit có trong thực phẩm sẽ làm mềm men răng, do đó nếu đánh răng ngay sau khi ăn dễ làm tổn thương, suy yếu men răng. Hãy đợi 30 phút sau khi ăn hãy thực hiện chải răng. Hoặc nếu không có điều kiện chải răng, bạn hãy súc miệng thật sạch với nước lã hoặc nước muối, điều này cũng giúp đánh bay 70-80% mảng bám đấy.

Và quan trọng nhất trong quá trình đánh răng mà đa số mọi người đều bỏ qua chính là cạo sạch lưỡi. Kỳ thực có hơn 50% vi khuẩn ẩn náu ở bề mặt nhám của lưỡi. Do đó cần vệ sinh lưỡi thường xuyên.

Video: Tác dụng không ngờ của kem đánh răng

San San (TH) 

 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago